Xem thêm

Chia sẻ 2 cách nấu xôi vò ngon nhất, chuẩn vị như ở quán

Trong văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam, món xôi luôn là món ăn dân giã, thân quen với mọi người trong mọi bữa ăn hằng ngày. Và hiện nay, có các loại...

Trong văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam, món xôi luôn là món ăn dân giã, thân quen với mọi người trong mọi bữa ăn hằng ngày. Và hiện nay, có các loại xôi hấp dẫn khác, nhưng xôi vò vẫn được nhiều người lựa chọn hơn cả. Bởi từng hạt xôi vàng óng, dung dị và chất phát, hương vị béo bùi thơm ngon sẽ lôi cuốn vị giác của bạn. Hãy cùng Lam Sơn Food tìm hiểu cách nấu xôi vò thơm ngon chuẩn vị nhất, với nguyên liệu và cách làm vô cùng đơn giản ngay dưới bài viết này.

Nguyên liệu cần thiết khi nấu xôi vò

Nguyên liệu để nấu xôi vò vô cùng thông dụng và quen thuộc, bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các cửa hàng, siêu thị gần nhà. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý nguyên liệu nấu xôi vò dành cho khẩu phần 4 người.

Hướng dẫn cách nấu xôi vò đúng chuẩn hướng dẫn cách nấu xôi vò đúng chuẩn

  • 300gr gạo nếp (cần chọn nếp thơm, có độ dẻo)
  • 150gr đậu xanh bóc vỏ
  • Gia vị: dầu ăn, muối, đường, nước cốt dừa (nếu thích).

Dụng cụ cần thiết:

  • Nồi, dụng cụ đồ xôi, giá có lỗ
  • Mâm rộng, muôi hoặc đũa
  • Bao tay nilon

Cách nấu xôi vò ngon theo từng vùng miền

Cách làm xôi vò theo kiểu miền Bắc (Xôi vò mặn)

Hướng dẫn nấu xôi vò theo kiểu miền Bắc Hướng dẫn nấu xôi vò theo kiểu miền Bắc

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Trước tiên, bạn đem gạo và đỗ xanh đi vo thật sạch. Sau đó, đem chúng đi ngâm trong nước trong khoảng 6-8 tiếng hoặc nếu có thể nên để qua đêm. Nếu không có thời gian bạn có thể ngâm với nước ấm trong khoảng 3 tiếng là đem đi nấu được.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi vò Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi vò

Gạo và đỗ xanh sau khi ngâm xong, phải đổ ra rổ cho róc nước. Nếu trời có nắng tốt bạn có thể chọn đem phơi gạo và đỗ dưới ánh nắng từ 30 - 45 phút cho thật ráo nước là được. Thỉnh thoảng hãy xóc đều cho gạo và đỗ thật khô nước nhé!

Để món xôi ngon hơn, bạn nên trộn đều mỗi phần gạo và đỗ với một ít muối. Nhưng cũng không nên cho quá nhiều muối vào tránh để xôi bị mặn.

Bước 2: Hấp chín đỗ xanh

Sau phần đỗ xanh đã khô ráo, hãy cho hết chúng vào giá có lỗ đặt trên nồi cơm điện, cho thêm nước vào nồi đun. Khi nấu nhớ chú ý để đỗ có thể thoáng hơi, bạn có thể làm việc này bằng cách dùng đũa chọc một vài lỗ trên giá, đừng để đỗ xanh che lấp miệng lỗ. Nhờ đó, hơi nước có thể bốc lên, làm cho đỗ xanh chín nhanh mà không bị đọng nước.

Đun đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và cứ cách 5 -10 phút thì mở nắp ra và gạt lại lớp đỗ xanh cho chín đều. Khi dùng tay bóp đỗ xanh thấy mềm và bở thì tắt bếp. Để cho thật nguội rồi cho vào máy xay, bật chế độ nhỏ nhất và xay thật nhuyễn mịn. Đỗ xanh đạt chuẩn là đỗ vỡ đều, mịn, tơi và không bị kết vón lại với nhau.

Tán nhuyễn đậu xanh sau khi hấp chín Tán nhuyễn đậu xanh sau khi hấp chín

Bước 3: Đổ xôi

Sau khi đã tán mịn, bạn chia phần đỗ làm hai. Một phần đem đi trộn chung với nếp đã được để ráo trước đó. Khi thấy hạt đỗ bám đều trên bề mặt hạt nếp, cho một thìa dầu ăn vào và trộn lên cùng để tăng thêm vị béo và thơm cho món ăn.

Khi đã trộn đều, bạn đặt hỗn hợp xôi và đỗ xanh lên bếp đun cách thủy trong thời gian từ 20 - 30 phút đến khi hạt xôi căng mọng lên, bóng loáng là xôi đã chín. Xôi chín nên được đổ ra mâm lớn hoặc mẹt tre rộng, sau đó dùng đũa hoặc muôi trải xôi mỏng ra để xôi không bị ướt và nhanh nguội.

Nấu xôi vò theo kiểu miền Bắc đúng chuẩn Nấu xôi vò theo kiểu miền Bắc đúng chuẩn

Cuối cùng, đem phần đỗ xanh còn dư lại rắc lên và trộn cùng với xôi. Như vậy bạn đã hoàn thành được món xôi vò theo kiểu miền Bắc đúng chuẩn rồi đấy.

Cách nấu xôi vò kiểu miền Nam (Xôi vò nước cốt dừa)

Xôi vò theo kiểu miền Nam với phần nước cốt dừa thơm béo Xôi vò theo kiểu miền Nam với phần nước cốt dừa thơm béo

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Tương tự như kiểu xôi vò miền Bắc, bạn cũng chuẩn bị nếp và đậu xanh không vỏ cho món xôi vò kiểu miền Nam. Để màu sắc món ăn được trở nên hấp dẫn hơn, bạn có thể dùng một nhánh nghệ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước và ngâm với nếp qua đêm sau đó vớt ra để ráo. Nhờ màu nghệ tự nhiên, xôi của bạn sẽ có màu bắt ,mắt hơn.

Nguyên liệu nấu xôi vò cốt dừa Nguyên liệu nấu xôi vò cốt dừa

Nhưng khác với kiểu xôi miền Bắc, xôi vò miền Nam có sử dụng thêm phần nước cốt dừa để tăng thêm hương vị béo ngọt. Bạn có thể chọn dùng nước cốt dừa hộp bán sẵn hoặc nạo cùi dừa xay nhuyễn, vắt qua màng lọc vải rồi đun sôi để lấy nước cốt.

Bước 2 : Chế biến đậu xanh

Đậu xanh không vỏ nên được ngâm qua đêm và để ráo nước Đậu xanh không vỏ nên được ngâm qua đêm và để ráo nước

Đem đậu xanh được ngâm qua đêm và để ráo lên hấp chín trên nồi nước đun sôi. Khi đậu chín, bạn phải trải thật đều đậu xanh thành một lớp mỏng và để thật nguội.

Tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc, cho đậu xanh vào máy xay sinh tố hoặc tán bằng tay cho vỡ đều và mịn. Sau đó, chia đậu làm 2 phần, một phần trộn cùng nếp cho vào đồ, phần còn lại dùng để rắc thêm trong khi ăn nếu muốn tăng mùi vị đậu xanh.

Bước 3: Đồ xôi

Với gạo nếp được để ráo và trộn với đậu xanh, nên cho thêm một chút muối và rắc đều để xôi đỡ nhạt. Nếu có sử dụng lá dứa thì xếp lá dứa lên trên bề mặt nếp, sẽ giúp xôi có mùi thơm vô cùng tuyệt vời. Cuối cùng cho nồi nước lên bếp, xếp chồng lên trên giống như khi bạn đồ đậu xanh.

Cách đổ xôi vò miền Nam Cách đổ xôi vò miền Nam

Tiếng hành hấp xôi trong khoảng từ 25 - 30 phút, rồi mở nắp ra, xới xôi đều lên đồng thời rải đều tay phần nước cốt dừa đã chuẩn bị sẵn lên trên. Hãy nhớ rằng, chỉ nên cho nước cốt dừa ở một lượng vừa đủ, tránh cho xôi bị nhão sẽ ăn không ngon.

Sau khi rưới nước cốt dừa vào, tiếp tục nấu xôi trong khoảng 7 - 10 phút cho xôi chín đều và thấm nước cốt dừa là được. Khi xôi vẫn còn nóng, phải đổ ra mâm hoặc đĩa rộng, rắc đường và dùng bao tay trộn đều chúng với nhau cho tan hết. Đừng để quá nhiều đường, nếu không xôi sẽ bị ngọt gắt và khi nguội xôi sẽ bị cứng do đường đóng cục lại.

Xôi vò miền Nam sẽ có vị ngọt đậm, thơm mùi nước cốt dừa, khác với món xôi kiểu Bắc, chỉ dùng muối và dầu ăn nên xôi có vị mặn nhẹ. Xôi vò đạt chuẩn là khi nguội hạt nếp tơi ra mà không bị dính vào nhau, dẻo mịn và thơm. Với cách làm trên bạn đã có ngay cho cả nhà một món xôi vò miền Nam đúng chuẩn rồi, hãy thưởng thức ngay thôi nào!

Một số lưu ý khi nấu món xôi vò

Nấu xôi vò tuy không quá cầu kỳ nhưng cần phải chú ý nhiều điều Nấu xôi vò tuy không quá cầu kỳ nhưng cần phải chú ý nhiều điều

Một món ăn ngon yếu tố quan trọng không kém là nguyên liệu, nên ở khâu chọn nguyên liệu bạn nên lựa chọn cân nhắc kỹ càng để đảm bảo rằng món xôi vò sẽ dẻo thơm hấp dẫn hơn. Lời khuyên là bạn nên chọn gạo nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng, hạt gạo hơi tròn, màu trắng đục. Và với đậu xanh thì là đậu xanh bỏ vỏ, màu vàng nhạt, hạt đều, không có mùi ẩm mốc, không có hạt lép.

Trong quá trình hấp đậu xanh và đồ xôi, thỉnh thoảng bạn nên mở nắp và đảo đều để nguyên liệu chín đều, lưu ý không để quá lâu sẽ bị đọng hơi nước, món ăn sẽ dễ bị nhão và ướt. Các gia vị như muối, đường và dầu ăn nêm nếm vừa phải nhé!

Các món ăn đi kèm với xôi vò

Người miền Bắc rất thích việc kết hợp món xôi vò cùng với chè đỗ xanh hoặc chè bột sắn dây. Chính vì vậy, bạn sẽ không khó để bắt gặp những gánh hàng rong bán xôi chè dọc những ngõ ngách trong phố cổ Hà Thành. Hương vị chè thanh ngọt, thơm mát hòa quyện với sự dẻo mịn của hạt gạo nếp được nấu chín cùng với cái bùi bùi của đỗ xanh. Trong những góc phố nhỏ Hà Thành, nơi trời vào thu se lạnh, đây là món ăn khiến nhiều người phải thương nhớ.

Xôi vò thường được dùng ăn kèm chè và đỗ xanh Xôi vò thường được dùng ăn kèm chè và đỗ xanh

Khác với người miền Bắc, khi đến với Sài Gòn, món xôi vò đã được biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau. Người Sài Gòn rất thích những món ăn có vị ngọt và đậm đà vì thế họ thường chế biến xôi vò với nước cốt dừa, ăn kèm với giò, chả lụa hoặc gà quay, thêm chút hành phi thơm.

Người Sài Gòn lại thích ăn xôi vò với thật nhiều đỗ xanh tán nhuyễn và hành phi Người Sài Gòn lại thích ăn xôi vò với thật nhiều đỗ xanh tán nhuyễn và hành phi

Cái béo ngậy của chả, hành phi kết hợp cùng với vị dẻo của hạt xôi, quyện với nước cốt dừa đã góp phần tạo nên một trong những nét đặc trưng của nền ẩm thực Sài Gòn làm say đắm bước chân của bao người khi lần đầu tiên nếm thử.

Trên đây, Lam Sơn Food đã chia sẻ cho bạn cách nấu xôi vò thơm ngon ngay tại nhà cho từng vùng miền khác nhau. Nhưng chung quy lại, xôi vò vẫn là món ăn gắn bó lâu đời với người Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã thêm một món ăn thơm ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức.

1