Là một thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam, măng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, ăn măng cũng có thể gây nên một số tác hại nguy hiểm với sức khỏe. Vì vậy câu hỏi: bà bầu có được ăn măng không? nhận được sự quan tâm rất lớn. Cùng Kin Kin Logistics tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Bà bầu có được ăn măng không?
Măng là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, trong 100 gam măng chứa 5,2 gam carbs, 2,6 gam protein, 0,15 mg thiamin, 0,24 mg vitamin B6 và 4mg vitamin C. Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều các chất khác như kẽm, canxi, sắt và magie, tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Vì vậy, với thắc mắc "bà bầu có được ăn măng không", các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung loại thực phẩm này trong suốt thai kỳ, bao gồm cả măng tươi và khô nếu biết ăn đúng cách.
Cụ thể là phụ nữ mang thai chỉ nên ăn 1 - 2 bữa măng trong tuần và trong mỗi bữa ăn chỉ nên ăn tối đa là 200g măng. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên thì không nên ăn loại thực phẩm này.
Lợi ích của măng đối với sức khỏe phụ nữ mang thai
Sở hữu nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, măng mang đến những lợi ích sau đối với sức khỏe bà bầu:
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Măng có tính kháng khuẩn, bổ sung măng trong bữa ăn hàng ngày là cách hiệu quả tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Bổ sung lượng măng phù hợp vào cơ thể giúp cơ thể phụ nữ mang thai chống lại bệnh tật, đặc biệt là cảm cúm hay cảm lạnh. Nên ăn măng vào những thời điểm giao mùa trong năm để nhận được lợi ích tốt nhất từ loại thực phẩm này.
Tốt cho hệ tim mạch
Măng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, loại bỏ cholesterol và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Do vậy, khi ăn măng, bà bầu có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý tim mạch. Đặc biệt là trong măng tre có nhiều dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như kali, selen, tốt cho sức khỏe tim mạch. Măng còn chứa lượng chất béo và calo không đáng kể lại nhiều chất xơ giảm cholesterol xấu và duy trì hoạt động đường ruột hiệu quả.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Táo bón là tình trạng mà phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải. Trong khi đó, măng có tính nóng nên vấn đề bà bầu có được ăn măng không rất được quan tâm. Thực tế, nếu bạn bổ sung lượng măng vừa đủ thì ăn măng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Măng chứa nhiều chất xơ giúp duy trì hoạt động đường ruột hiệu quả, phòng ngừa táo bón. Bên cạnh đó, cổ học Ayurveda cho rằng dùng nước măng luộc bôi ngoài ra sẽ giúp giải được độc do rắn hoặc bọ cạp cắn. Tuy nhiên, vấn đề này cần sự kiểm chứng của y học hiện đại.
Kiểm soát cân nặng
Lên cân mất kiểm soát cũng là tình trạng mẹ bầu hay gặp phải. Măng cung cấp nhiều chất xơ nhưng chứa ít chất béo và calo, giúp kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, măng chỉ hỗ trợ được một phần nào đó. Điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được chế độ ăn hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Phòng ngừa ung thư
Lo lắng vấn đề bà bầu có được ăn măng không là vấn đề không cần quá lo lắng. Bởi không chỉ có những giá trị dinh dưỡng trên mà măng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, từ đó giúp ngăn ngừa và phá vỡ các gốc tự do có tác dụng phòng ngừa một số bệnh ung thư.
Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu ăn măng
Bên cạnh câu trả lời cho câu hỏi "bà bầu có được ăn măng không?", các mẹ cũng cần đặc biệt chú ý tới cách sơ chế, chế biến cũng như cách ăn an toàn. Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn măng:
Ăn đúng liều lượng
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về ảnh hưởng của việc ăn quá nhiều măng đến sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều măng, chỉ nạp đủ liều lượng. Vấn đề bà bầu có ăn măng được không đã tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên, chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần và không quá 200g.
Ăn măng chín kỹ
Như đã nói ở phần trên, glucozit là một chất gây ra tình trạng ngộ độc ở phụ nữ mang thai có trong măng. Tuy nhiên, khi măng được nấu chín thì hàm lượng glucozit đã giảm xuống còn 2.7mg. Với lượng glucozit khi nấu chín này thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống nước luộc măng bởi lượng glucozit sau khi luộc còn tồn lại ở nước luộc măng nhiều hơn trong măng.
Không ăn măng sơ chế sẵn
Tuyệt đối mẹ bầu không nên sử dụng măng chế biến sẵn để nấu ăn. Bởi trong các loại măng sơ chế sẵn có thể chứa chất bảo quản và chất độc hại không tốt cho mẹ bầu. Vì thế bạn nên mua măng tươi và sơ chế đúng cách để đảm bảo sức khỏe. Nếu không biết sơ chế thì bạn có thể làm theo cách sơ chế dưới đây:
- Đối với măng tươi: măng tươi mua về cắt hết lớp vỏ bên ngoài rồi cắt măng thành lát mỏng và ngâm nước muốn qua đêm. Sau đó đổ phần nước đã ngâm và rửa sạch măng rồi đem luộc chín. Lưu ý: khi luộc măng không được đậy nắp vung để các độc tố có thể bay hơi thoát theo hơi nước. Sau khi luộc tiếp tục ngâm và rửa sạch lại măng để chế biến thành món ăn.
- Đối với măng khô: ngâm măng với nước muối ít nhất 6 giờ. Sau đó rửa măng thật sạch, luộc chín và rửa đến khi nước ngâm măng trong, không còn màu đục. Đến lúc này, bạn đã có thể đem măng đi chế biến được rồi. Như vậy, khi ai đó hỏi rằng: bà bầu có ăn được măng khô không thì chắc chắn là ăn được nhé, nhưng cần sơ chế cẩn thận.
Gợi ý một số công thức món ăn ngon từ măng cho mẹ bầu
Măng xào lá lốt
Măng xào lá lốt là món ăn không thể bỏ qua trong thực đơn những món ăn ngon với măng. Bà bầu có được ăn măng không khi xào với lá lốt? Món ăn có màu sắc lá mắt là sự kết hợp giữa màu trắng ngà của măng và màu xanh của lá lốt. Hơn nữa, 2 nguyên liệu chính này đều rất tốt với sức khỏe của bà bầu. Khi thưởng thức, bạn vừa cảm nhận được vị giòn của măng và hương vị đặc trưng của lá lốt.
Thịt bò xào măng
Thịt bò là nguồn thực phẩm có mức dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là tốt cho phụ nữ mang thai. Thịt bò xào măng là sự kết hợp vô cùng độc đáo. Món ăn lạ miệng đảm bảo sẽ rất đưa cơm đấy. Món ăn có mùi thơm quyến rũ, thịt bò mềm, vị ngọt đặc trưng kết hợp vị giòn của măng. Gia vị nêm nếm vừa ăn tạo nên ngón ăn vô cùng ngon miệng cho bữa cơm gia đình.
Chân giò hầm măng
Khi hầm cùng chân giò, bà bầu có được ăn măng không? thì câu trả lời là có. Chân giò là món ăn vô cùng quen thuộc với các mẹ bầu. Chân giò chứa dưỡng chất cao hầm cùng măng tươi đảm bảo sẽ khiến bữa ăn của bạn thêm ấm cúng. Thịt chân giò mềm, béo, gân dai giòn sần sật, kết hợp măng tươi với mùi thơm đặc trưng. Khi ăn nhai giòn rụm khiến chúng ta chỉ muốn ăn mãi.
Gỏi măng tươi tôm thịt
Nếu các món xào hầm khiến bạn mau ngán thì bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng món gỏi trộn măng tươi tôm thịt chua ngọt cực cuốn. Sự kết hợp của măng, tôm và thịt chắc chắn sẽ đem đến hương vị mới mẻ, lạ miệng. Món gỏi măng hương vị hài hòa kết hợp với các gia vị tạo nên cảm giác lạ miệng, thơm ngon khó cưỡng.
Thịt kho măng
Một món ăn không thể thiếu trong thực đơn những món ăn nấu với măng đó chính là thịt kho măng. Đây là món ăn đã vô cùng quen thuộc với mọi người. Món ăn là làn gió mới để mọi người đổi vị khi đã quá chán với món thịt kho thông thường. Bạn có thể đổi vị với món thịt kho măng này.
Một đĩa thịt kho măng đúng nghĩa là đĩa thịt có màu nâu cánh gián từ nước hàng, nước dừa hòa quyện vị cay của tiêu ớt. Nước sốt có vị ngọt từ thịt, măng và vị béo từ mỡ thịt ba chỉ. Tất cả hòa quyện tạo nên mùi thơm đặc trưng cho món ăn. Chỉ cần một đĩa thịt kho măng với cơm trắng nóng hổi là đã có bữa cơm ngon đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu rồi.
Như vậy, giải đáp cho thắc mắc "bà bầu có được ăn măng không" đã được Kin Kin Logistics trả lời trong bài viết trên. Hãy thường xuyên truy cập đây để cập nhật thêm nhiều thông tin hay mỗi ngày nhé.