bệnh nhân ung thư vú cần quan tâm tới việc ăn uống của mình. Bổ sung đúng dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể có đủ năng lượng để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng cho người bị ung thư vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với người bị ung thư vú và điểm mấu chốt trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú.
Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư
Các phương pháp điều trị ung thư và bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến vị giác, khứu giác, thèm ăn và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, khiến người bệnh mệt mỏi và suy yếu. Suy dinh dưỡng có thể giảm chất lượng sống và gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc bổ sung đúng dinh dưỡng là rất quan trọng để tăng cường sức khỏe của bệnh nhân ung thư.
Ung thư vú nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư vú cần nhiều năng lượng hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Để bổ sung đủ dinh dưỡng, người bệnh cần ăn nhiều và ăn đa dạng các thực phẩm . Tuy nhiên, do tâm lý lo lắng và tác dụng phụ của thuốc, người bệnh thường ăn kém và thiếu dinh dưỡng. Do đó, trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Các thực phẩm giàu calo, protein, vitamin và khoáng chất là cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú và ung thư nói chung.
Sau đây là một số cách bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng triệu chứng mà người bệnh ung thư vú thường gặp phải:
1. Chán ăn
- Ăn thực phẩm giàu protein và calo như đậu, gà, cá, thịt bò, thịt heo, sữa chua, trứng.
- Bổ sung thêm protein và calo vào khẩu phần ăn, chẳng hạn như bổ sung sữa giàu protein.
- Ưu tiên thực phẩm giàu protein trong bữa ăn khi có cảm giác thèm ăn nhiều nhất.
- Uống sữa, nước ép trái cây hoặc súp nếu bạn không muốn ăn thức ăn đặc.
- Thử các món ăn mới và cách chế biến mới tăng mùi vị cho món ăn.
- Thử thức uống pha trộn có nhiều chất dinh dưỡng.
- Chia nhiều bữa nhỏ và ăn thêm bữa nhẹ lành mạnh trong ngày.
- Ăn bữa ăn đầy đặn nhất khi bạn cảm thấy đói nhất, cho dù vào bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối.
- Dự trữ một lượng thức ăn yêu thích để sẵn sàng ăn khi cảm thấy đói.
- Vận động nhiều nhất có thể để có cảm giác ngon miệng.
- Đánh răng và súc miệng để giảm các triệu chứng khó chịu.
- Thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn gặp các vấn đề về ăn uống như buồn nôn, nôn mửa,...
- Nếu những thay đổi chế độ ăn uống này không giúp làm giảm chứng biếng ăn, bạn có thể cần bổ sung dinh dưỡng bằng ống xông để có đủ năng lượng mỗi ngày.
2. Buồn nôn
- Đừng ép bản thân phải ăn thức ăn khiến bạn cảm thấy buồn nôn, hãy ăn món bạn cảm thấy hấp dẫn.
- Nên ăn những thức ăn nhạt, mềm và dễ tiêu hóa hơn là những bữa ăn thịnh soạn.
- Nên ăn thức ăn khô, không gây đau bụng như bánh quy giòn, bánh mì.
- Uống nước ấm (không quá nóng hoặc quá lạnh).
- Ngậm kẹo có vị tiêu hoặc chanh nếu miệng có mùi vị khó chịu.
- Tránh đồ ăn thức uống có mùi mạnh.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn.
- Hạn chế uống nhiều nước trong bữa ăn để tránh cảm giác no hoặc đầy hơi.
- Không bỏ bữa chính và bữa phụ vì khi bụng đói có thể khiến cơn buồn nôn trở nên tồi tệ hơn.
- Súc miệng trước và sau khi ăn.
- Nếu tình trạng buồn nôn không cải thiện gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, bạn hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống buồn nôn.
3. Nôn mửa
- Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho đến khi hết nôn.
- Uống một chút nước ấm.
- Sau khi bạn uống nước lọc mà không bị nôn, hãy thử dùng súp hoặc sữa.
- Chia 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn.
- Ngồi thẳng lưng và gập người về phía trước sau khi nôn.
- Trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc kiểm soát nôn mửa.
4. Khô miệng
- Ăn thức ăn dễ nuốt.
- Làm ẩm thức ăn bằng nước xốt, nước thịt hoặc nước xốt salad.
- Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng, đá viên, đá bào để giúp miệng tiết nhiều nước bọt hơn.
- Uống nước suốt cả ngày.
- Không uống rượu, bia.
- Không ăn thức ăn có thể làm đau miệng.
- Giữ ẩm cho môi bằng son dưỡng.
- Súc miệng sau mỗi 1-2 giờ, không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn.
- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc thụ động.
- Trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ về việc bổ sung nước bọt nhân tạo hoặc các sản phẩm tương tự để phủ, bảo vệ và làm ẩm miệng, cổ họng của bạn.
5. Loét miệng
- Ăn thức ăn mềm, dễ nhai.
- Ngậm đá bào giúp làm dịu miệng.
- Ăn thực phẩm lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.
- Uống bằng ống hút để chất lỏng tránh tiếp xúc với các vết loét miệng.
- Đến gặp nha sĩ ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu liệu pháp miễn dịch, hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu và cổ.
- Súc miệng nước muối ấm 3-4 lần/ngày, không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn.
6. Thay đổi vị giác
- Hạn chế chất béo, ưu tiên thịt gia cầm, cá, trứng và phô mai thay vì thịt đỏ.
- Thay đổi cách chế biến, thêm gia vị và nước sốt ướp thực phẩm.
- Thử thức ăn và đồ uống có vị chua.
- Dùng chanh không đường, kẹo cao su hoặc bạc hà nếu miệng có vị kim loại hoặc đắng.
- Sử dụng đồ dùng bằng nhựa và không uống trực tiếp từ hộp kim loại nếu thức ăn có vị kim loại.
- Cố gắng ăn những món yêu thích nếu bạn không buồn nôn. Hãy thử những món ăn mới khi bạn cảm thấy khỏe nhất.
- Nhai thức ăn lâu hơn để tăng vị giác.
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày và thường xuyên kiểm tra răng miệng với bác sĩ nha khoa.
7. Đau họng và khó nuốt
- Ăn thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt, chẳng hạn như sữa, trứng, bột yến mạch hoặc các loại ngũ cốc nấu chín khác.
- Ăn thức ăn và đồ uống có nhiều protein và calo.
- Làm ẩm thực phẩm bằng nước thịt, nước sốt, nước dùng, sữa chua.
- Thay đổi cách chế biến, nấu thức ăn cho đến khi mềm, nhừ; cắt thức ăn thành nhiều miếng nhỏ; xay mịn thực phẩm.
- Uống bằng ống hút.
- Ăn 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn.
- Ngồi thẳng lưng và hơi cúi đầu về phía trước khi ăn hoặc uống, và đứng thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn.
- Trao đổi với bác sĩ của bạn về việc cho ăn bằng ống nếu bạn không thể ăn đủ để duy trì sức khỏe.
Không dung nạp lactose
- Sử dụng các sản phẩm sữa không có lactose hoặc ít lactose.
- Thử các chế phẩm làm từ đậu nành hoặc gạo.
- Dùng đồ uống không có cồn và thực phẩm có bổ sung canxi.
- Ưu tiên các loại rau giàu canxi, chẳng hạn như bông cải xanh và rau xanh.
- Uống viên lactase khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa.
- Chuẩn bị thức ăn ít lactose hoặc không có lactose.
Tăng cân
- Ưu tiên trái cây và rau quả, thực phẩm giàu chất xơ.
- Chọn thịt nạc, chọn các sản phẩm sữa ít béo .
- Ăn ít chất béo.
- Chế biến bằng các phương pháp ít chất béo, như nướng, hấp, nướng hoặc rang.
- Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Ăn những món ăn mà bạn yêu thích.
- Chỉ ăn khi đói.
- Ăn lượng thức ăn ít hơn trong các bữa ăn.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Thảo luận với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện một chế độ ăn kiêng để giảm cân.
Không thể ăn uống bằng miệng
Hỗ trợ dinh dưỡng giúp những bệnh nhân không thể ăn hoặc tiêu hóa thức ăn một cách bình thường. Việc hỗ trợ dinh dưỡng có thể được thực hiện qua đường uống, đường ruột hoặc đường tĩnh mạch.
- Dinh dưỡng qua đường uống: Thức uống bổ sung dinh dưỡng giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân ung thư.
- Dinh dưỡng qua đường ruột: Bổ sung dinh dưỡng qua đường ruột thông qua ống tiếp liệu.
- Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch: Bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cho những trường hợp không thể ăn hoặc uống bằng miệng hoặc đường ruột.
Ung thư vú kiêng ăn gì?
Không có chế độ ăn kiêng nào được khuyến nghị cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Tuy nhiên, người bệnh cần ăn uống lành mạnh, tránh các loại thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm lên men và các loại đồ uống có cồn. Ngoài ra, không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng.
Việc bổ sung đúng dinh dưỡng là rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú. Hiểu rõ về những thực phẩm cần thiết và tránh những thức ăn không tốt sẽ giúp bệnh nhân có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Việc này sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và nâng cao chất lượng sống của người bệnh ung thư vú.