Xem thêm

Tác dụng thần kỳ của quả sấu với sức khỏe và sắc đẹp

Khi nhắc đến quả sấu, nhiều người sẽ liên tưởng đến món sấu ngâm đường, canh chua hay vịt om sấu... Tuy nhiên, ít ai biết về những tác dụng của quả sấu với sức...

Khi nhắc đến quả sấu, nhiều người sẽ liên tưởng đến món sấu ngâm đường, canh chua hay vịt om sấu... Tuy nhiên, ít ai biết về những tác dụng của quả sấu với sức khỏe và đặc biệt là với sắc đẹp của phụ nữ.

Sấu là quả gì?

Quả sấu có tên khoa học hay viết ngắn gọn là Dracontomelon. Cây sấu còn được gọi là Indochina Dracontomelon và sinh trưởng mạnh ở miền Bắc Việt Nam, Myanmar và phía Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông).

quả sấu với sức khỏe Quả sấu thường được thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.

Quả sấu có phần vỏ màu xanh, thịt màu trắng và giòn giòn khi ăn. Khi quả còn xanh, có vị chua đặc trưng, mát và thơm. Loại cây này phát triển tốt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và cao nguyên Trung bộ.

Mùa sấu trong năm thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9. Thời điểm này là lúc quả sấu ngon nhất, có thể chế biến thành nhiều món và bảo quản được lâu hơn.

Thành phần dinh dưỡng của quả sấu

Trong quả sấu chín, có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% glucozit, 2.7% xenluloza, 100mg% canxi, 44mg% phospho, sắt và 3mg% vitamin C.

Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát. Sấu chín có vị chua, ngọt và tính mát. Trái sấu có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm. Vì vậy, trong các bài thuốc Đông y, trái sấu được sử dụng để trị nhiều chứng bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa...

quả sấu với sức khỏe Nắm rõ tác dụng của quả sấu với sức khỏe, đặc biệt là với sắc đẹp của phụ nữ.

Tác dụng của quả sấu với sức khỏe

Vị chua của quả sấu có tác dụng kích thích tiêu hóa. Bạn có thể uống nước sấu ngâm đường hoặc sấu nấu canh chua để giải nhiệt và tăng cường hệ tiêu hóa.

Ở Trung Quốc, quả sấu được dùng như bài thuốc giải độc và giảm ngứa. Người ta cũng dùng quả sấu để chữa bệnh lở loét viêm da, điều trị đau họng và làm thuốc giải độc. Ngoài ra, người Trung Quốc còn dùng vỏ cây sấu để chữa bệnh kiết lỵ.

Quả sấu chín có tác dụng trị nhiệt miệng, giảm ngứa cổ và đau rát họng. Bạn có thể ăn sấu chín trực tiếp hoặc dầm với đường/muối để cân bằng vị chua của sấu.

quả sấu với sức khỏe Sấu ngâm muối hay sấu tươi với nước là bài thuốc chữa ho

Vị chua ngọt hài hòa của nước sấu ngâm được cho là mẹo trị nghén hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Nước sấu ngâm sẽ giúp mẹ bầu giảm được triệu chứng ốm nghén như nôn nao, buồn nôn và làm dịu các cơn nôn. Ô mai sấu xào gừng cũng là lựa chọn thay thế để giảm cơn nghén.

Sấu ngâm muối hay sấu tươi sắc với nước cũng là bài thuốc chữa ho theo Đông y. Đặc biệt, hoa sấu hấp mật ong sẽ giúp trẻ giảm ho hiệu quả.

Cách trị ho bằng quả sấu: Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3 - 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Lấy 30g hoa, quả sấu sắc với 300ml nước cho đến khi còn lại 100ml hỗn hợp. Nước sấu được chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Uống trong 3 ngày. Bạn có thể thêm một chút đường hoặc mật ong để dễ uống hơn. Mật ong với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa sẽ hỗ trợ trị ho hiệu quả.

quả sấu với sức khỏe

Quả sấu có tác dụng giảm cân hiệu quả

Một tác dụng của quả sấu mà nhiều chị em quan tâm đó là hỗ trợ giảm cân. Axit nitric trong quả sấu có tác dụng làm sạch đường ruột, cản trở quá trình hấp thụ đường vào máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, tính axit này còn tác động đến hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

quả sấu với sức khỏe

Quả sấu có tác dụng giải rượu

Nước sấu ngâm đường hoặc lấy sấu khô hãm với nước sôi để uống là phương pháp giải rượu tự nhiên và an toàn.

Sắc 4 - 6 gram cùi quả sấu với 2 chén nước, cô đọng lại còn nửa chén. Hãm 8 gram cùi quả sấu khô với nước sôi. Ngâm quả sấu với đường phèn và gừng, chắt uống nước.

Ai không nên ăn sấu?

Quả sấu tươi có vị chua giàu vitamin C, đặc biệt là khi sấu còn xanh. Vì vậy, nếu bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bạn không nên dùng quả sấu tươi hoặc những món chế biến từ sấu. Đồng thời, bạn cũng nên tránh ăn sấu khi đói vì axit có thể gây tổn thương dạ dày của bạn.

quả sấu với sức khỏe Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều sấu ngâm đường

Sấu ngâm thường được coi là món nước giải khát cho mùa hè. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nước sấu ngâm nhiều đường không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về đường huyết. Việc tiêu thụ quá nhiều đường còn có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì và tim mạch.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng nên hạn chế sử dụng quả sấu, vì hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.

1