Rau nhíp (lá bép) - "bột ngọt" của rừng
Vào đầu mùa mưa, những cánh rừng ở Việt Nam xuất hiện một loại r a u đặc biệt đó chính là r a u Nhíp - còn có tên gọi khác là lá Bép, một loại lá rừng đặc sản. Nhiều nơi gọi nó là lá thịt gà, lá bột ngọt, bởi lẽ chẳng cần gia vị gì ngoài muối và nước đã có thể chế biến được nhiều món ăn cực kì tốt cho sức khỏe.
Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, rau Nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng. Ngoài dùng để nấu canh "thụt", rau Nhíp còn được các quán ăn, nhà hàng biến chế thành nhiều món ăn hấp dẫn như: rau Nhíp xào với thịt bò, lòng gà, nấu lẩu, nấu canh với cá, tôm…
Cây rau Nhíp sau những cơn mưa đầu mùa
Ở bài viết này, mình xin tập trung chủ yếu vào công dụng của loại cây đặc biệt này.
Đầu tiên về vị thuốc của lá:
- Năm 1955, Masilungan và những đồng nghiệp phát hiện chất chiết trong lá cây Nhíp có chứa các chất kháng sinh.
- Gần đây, cây Nhíp được phát hiện là loài cây giàu các hợp chất chất hoạt động sinh hóa nhóm stilbenoid, bao gồm chất resveratrol (3,5,4 '-trihydroxy-trans-stilbene) là một chất phenol tự nhiên, và chất phytoalexin (sản xuất tự nhiên khi cây bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc nấm). Đây là những hợp chất dimer (kết hợp bởi hai phân tử cùng loại bởi nối cộng hóa trị).
- Một ví dụ về một stilbenoid là resveratrol, được tìm thấy trong nho và đã được công nhận có nhiều lợi ích sức khỏe. Chất resveratrol trong cây Nhíp giống như ở cây nho. Kết quả này đã được công bố tại Hội nghị XXIII quốc tế về polyphenol, Canada, vào năm 2006.
- Trong các thí nghiệm ở chuột, khả năng chống ung thư, chống viêm, hạ lượng đường trong máu và mang lại lợi ích tim mạch do tác động của resveratrol đã được báo cáo nói chung là tích cực.
- Trong một thử nghiệm ở con người với liều cao (3-5 g) resveratrol, trong một công thức thiết kế để tăng cường khả dụng sinh học, lượng đường trong máu hạ thấp đáng kể.
- Chất resveratrol trong cây Nhíp có tính kháng khuẩn và chống hoạt động oxy hóa, được dùng như là một chất bảo quản thực phẩm . Loài này có thể có những ứng dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm mà không sử dụng bất kỳ hóa chất tổng hợp nào.
- Bốn chất oligomers stilbene mới, gồm gnemonol G, H, I và J, được phân lập từ chiết xuất acetone của cây Nhíp (Gnetum gnemon) cùng với năm chất stilbenoids được biết đến là: E ampelopsin, cis-ampelopsin E, gnetin C, D và E.
Ngoài ra, các bộ phận còn lại của cây cũng có một số công dụng như:
- Hạt rang lên ăn bùi như Lạc (đậu phộng).
- Vỏ cây có sợi rất dai, chịu đ ợc nước biển, nên đợc dùng làm dây thừng và l ưới đánh cá.
- Gỗ xấu, ít có giá trị, được sử dụng để sản xuất bột giấy ở Indonesia, Malaysia và Hồng Kông.
- Ở Indonesia người dân dùng gổ đốt xông khói để đuổi muỗi.
Đôi điều về cây rau Nhíp ở Việt Nam:
- Cây rau Nhíp được dùng làm rau đã biết từ lâu đời bởi người dân tộc thiểu số sống trên các vùng có loài cây này mọc tự nhiên trong rừng.
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên thường xuyên và yêu thích sử dụng rau Nhíp làm rau ăn ở dạng xào hoặc nấu canh với cá suối…
- Hằng năm sau khoảng 5-6 trận mưa đầu mùa là thời điểm cây rau Nhíp ngon nhất. Khi này, đọt mầm bung nở, tươi mát nhất. Đồng bào dân tộc tranh thủ vào rừng hái, đây cũng là lúc lá cho vị ngọt hơn tất cả mọi thời điểm.
- Cây rau Nhíp trở nên nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiếng chống Mỹ khi bộ đội Việt Nam sống trong chiến khu thiếu lương thực phải ăn rau rừng để sống trong thời kỳ chiến trường ác liệt.
- Trong quyển “Những kỷ niệm ở rừng miền Đông” của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có kể rằng, một đơn vị bộ đội khi hành quân trên vùng Bình Phước chẳng may bị lạc rừng. Hết lương thực, đoàn quân hàng trăm người phải tìm lá cây rừng ăn cầm hơi suốt một tuần. Đó là những thứ lá rừng vị ngọt thanh, ăn khá ngon miệng. Mãi sau này, nhiều người mới biết đó là cây rau Nhíp.
- Để giúp bộ đội Trường Sơn chủ động tìm nguồn thức ăn khi thiếu lương thực, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân in ấn sách rau rừng dạng sổ tay khổ nhỏ, trong đó mô tả hàng trăm loại rau rừng, củ, quả và nấm rừng ăn được có hình ảnh mẫu kèm theo để giúp bộ đội đi tới đâu, gặp rau nào thì đối chiếu tìm nấu. Trong đó có loài rau bép thuộc những cây rau chủ lực.
- Vùng Đông Nam Bộ thời chiến tranh, ở Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Bông, Bù Đăng, Sóc Bom Bo… có nhiều cây mà nhạc sĩ Huy Du sáng tác bài “Nổi lửa lên em” có câu: ” … Bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi“. Đọc đến đây chắc bạn hiểu thêm “Bép” trong bài ca rồi nhỉ?
- cây rau Nhíp khi còn non, mỏng và mềm, màu lục nhạt, dùng nấu canh ăn rất ngon, có thể so sánh với rau Sắng chùa Hương (Melientha suavis Pierre).
- Người Mạ có một món canh ngon, lạ và hội đủ tinh túy của núi rừng khiến ai đã từng một lần thưởng thức đều phải nhớ mãi. Đó là canh ống thụt rau Nhíp.
Hiện nay, rau Nhíp tại nhà hàng Khu du lịch Madagui, là một đặc sản rất được ưa chuộng. Ở Lâm Đồng cây rau Nhíp mọc tự nhiên phổ biến ở các xã Đinh Trang Thượng và Đinh Trang Hòa của huyện Di Linh, xã Madagui, huyện Đạ Huoai, và nhiều nơi ở huyện Đam Rông, Lâm Đồng.
Và cuối cùng, rau Nhíp cũng là một trong những đặc sản của team Odo khi các bạn tham gia cung Đamri hoặc Lubu.
Kỹ sư Hồ Đình Hải (Theo Cây thuốc Việt Nam) Odo team sưu tầm và tổng hợp