Xem thêm

Người tiểu đường ăn bắp được không? Những lưu ý không nên bỏ qua

Lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, để duy trì đường huyết ở mức an toàn là vấn đề được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm. Bắp (ngô) là thực phẩm phổ...

Lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, để duy trì đường huyết ở mức an toàn là vấn đề được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm. Bắp (ngô) là thực phẩm phổ biến ở nước ta nên có nhiều thắc mắc rằng tiểu đường có ăn được bắp không.

Giá trị dinh dưỡng của bắp

Bắp là lương thực phổ biến tại nước ta có giá trị dinh dưỡng cao. Trong bắp có chứa một lượng flavonoid cao và các hợp chất phenolic giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, kể cả bệnh tiểu đường tuýp 2.

Giá trị dinh dưỡng của bắp Bắp là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Ngoài ra, 100g hạt bắp đã được luộc chín có chứa các thành phần dinh dưỡng như: 77 calo, chất xơ 5g, carbohydrate 17g, đường 8g, protein 8g và nhiều các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, magie, kali, sắt, kẽm… Đặc biệt, bắp còn chứa lượng lớn các chất chống oxy hoá, nhiều hơn so với một số loại ngũ cốc khác. Những hợp chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do sinh ra trong cơ thể - nguyên nhân gây ra sự phát triển và hình thành các căn bệnh nguy hiểm.

Người tiểu đường ăn bắp được không?

Người tiểu đường thường phải cân nhắc món ăn nào đó có làm tăng đường huyết quá mức không. Trong đó bắp là món ăn được đa số mọi người tiểu đường nghĩ tới vì có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy người bị tiểu đường ăn bắp được không?

Bắp là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp và ít muối, giàu chất xơ. Và đây là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI=52), nên phù hợp với chế độ ăn uống của người bị tiểu đường. Ngoài ra, bắp cũng chứa nhiều carotenoid, folate và các chất chống oxy hóa chẳng hạn như lutein và zeaxanthin. Do đó, việc ăn bắp có thể giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt. Ví dụ như hạn chế thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể - một biến chứng nguy hiểm đối với người tiểu đường.

Người tiểu đường ăn bắp được không? Ăn bắp giúp ngăn ngừa một số biến chứng tiểu đường

Vậy người tiểu đường có thể cho bắp vào chế độ dinh dưỡng nhưng với số lượng vừa phải. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, khuyến nghị lượng bắp hợp lý trong mỗi bữa người tiểu đường thì nên dao động từ 45 gram đến 60 gram. Không nên ăn quá nhiều bắp một bữa và thường xuyên vì vẫn có thể dẫn đến tăng đường huyết quá mức.

Lời khuyên cho người tiểu đường ăn bắp

Người tiểu đường khi ăn bắp thì cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi đã có bắp trong bữa ăn, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác.
  • Không nên chỉ ăn mỗi bắp mà nên kết hợp tăng cường nhiều loại ngũ cốc khác, tăng cường rau củ và các sản phẩm ít chất béo.
  • Bắp luộc là sự lựa chọn thích hợp với người bệnh tiểu đường. Thay vì chiên xào, bạn có thể thử trộn vào một thìa cà phê dầu ô liu và một lượng muối vừa phải trong món salad, súp và món hầm. Người tiểu đường nên hạn chế gia vị như bơ, đường, muối, những chất bổ sung chất béo bão hòa, bạn có thể thay thế bằng dầu thực vật.

Khẩu phần là yếu tố quyết định đến việc kiểm soát đường huyết và cân nặng của bạn. Hãy nhớ rằng khẩu phần ăn của mỗi người là khác nhau, khẩu phần phù hợp với người khác không có nghĩa nó phù hợp với bạn. Quan trọng nhất đối với khẩu phần ăn của người tiểu đường là tỷ lệ các chất trong khẩu phần ăn phù hợp, cung cấp đủ năng lượng mỗi ngày.

Hy vọng bài viết trên của suppro cerna đã cung cấp cho độc giả những thông tin để trả lời cho câu hỏi “tiểu đường ăn bắp được không?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng hay sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline của Suppro - 1800 646 855 (miễn cước) để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cụ thể.

Sản phẩm SUPPRO CERNA - dinh dưỡng thảo dược chuyên biệt cho người tiểu đường được sản xuất bởi công thức nghiên cứu độc quyền của Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng - RIFF.

Đơn vị phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CYSINA

Địa chỉ: Số 16, LK 6A, Làng Việt Kiều Châu Âu, Phường Mỗ Lao, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội.

1