Xem thêm

Người mắc đái tháo đường - suy thận cần ăn uống như thế nào để làm chậm quá trình tiến triển bệnh?

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo...

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường - suy thận Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường - suy thận.

Người mắc đái tháo đường - suy thận cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm tình trạng bệnh lý và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Để kiểm soát quá trình tiến triển bệnh thận trên bệnh nhân đái tháo đường, chúng ta cần chú trọng không chỉ đến việc sử dụng thuốc mà còn đến việc ăn uống và thay đổi lối sống.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh lý đái tháo đường - suy thận

  • Cung cấp đủ năng lượng: 30 - 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Giảm lượng protein: chỉ nên dùng 0,6-0,8g/kg cân nặng thực/ngày. Việc tính lượng đạm cần dựa trên cân nặng thực tế của bệnh nhân để tránh gánh nặng cho thận.
  • Chất bột đường: nên ăn các thực phẩm có chỉ số đường máu thấp hoặc trung bình. Trường hợp ăn các thực phẩm có chỉ số đường máu cao, cần kết hợp với nhiều chất xơ.
  • Tăng cường chất xơ: nên ăn 20 - 30g chất xơ/ngày. Nếu có tình trạng tăng kali máu (>4,5 mmol/l) hoặc thiểu niệu, vô niệu, có thể giảm lượng rau. Khi kali máu trên 5.5 mmol/l, không nên ăn rau quả. Có thể dùng gói chất xơ thay thế cho rau để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ mà không gây tăng kali máu sau khi ăn.
  • Ăn nhạt khi có phù: nên ăn 2 - 3g muối/ngày. Không nên hiểu rằng bị suy thận thì lúc nào cũng phải ăn nhạt, mà cần chú ý điều chỉnh lượng muối theo điện giải. Khi hàm lượng natri trong máu giảm, vẫn cần ăn chế độ có lượng muối như bình thường.
  • Khi có phù: hạn chế lượng nước uống, tuân thủ công thức: Lượng nước uống = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).

Lời khuyên dinh dưỡng

2.1. Lựa chọn thực phẩm

Thực phẩm nên dùng cho người mắc đái tháo đường - suy thận

Thực phẩm nên dùng:

  • Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở, bánh đúc… (Nên chọn các loại gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối).
  • Các thực phẩm giàu đạm từ nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt như: thịt nạc, cá nạc, tôm, cua…
  • Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành...
  • Các loại rau ít đạm và có lượng đạm trung bình như: bầu, bí, su su, các loại rau họ cải.
  • Các loại quả có hàm lượng đường ít hoặc trung bình: roi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín… Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp hoặc sữa ít đạm.

Nhắc nhở: Khi ăn các thực phẩm khác thay thế cơm như bún, phở, bánh cuốn,… nên kết hợp ăn nhóm chất xơ trước.

Không nên ăn một số loại khoai củ dưới dạng nướng

Thực phẩm hạn chế dùng:

  • Bánh mỳ trắng, mỳ tôm.
  • Các loại bột tinh chế; bột sắn, bột dong…
  • Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol: óc, lòng, gan, tim…
  • Các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối: giò, chả, thịt muối, cá muối, pate, đồ hộp…
  • Mỡ động vật, bơ.
  • Các loại rau nhiều đạm: rau muống, rau ngót, rau giền, giá đỗ, đậu quả.
  • Các loại thức ăn cổ truyền chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối…
  • Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, Hồng xiêm, chôm chôm…

Thực phẩm không nên dùng:

  • Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, nước ngọt có đường… (chỉ nên dùng khi có biểu hiện hạ đường huyết).
  • Các loại quả sấy khô.
  • Rượu, bia.
  • Các loại quả chua.

Chế biến thực phẩm

Không nên chế biến khoai củ dưới dạng nướng

  • Hạn chế sử dụng các loại mỡ động vật.
  • Với khoai củ, không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

Người mắc đái tháo đường - suy thận phải chú ý không ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao một mình. Nên kết hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có chất xơ nhiều.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, hãy tham khảo nguồn từ Suckhoedoisong.vn.

Hình ảnh và thông tin từ: suckhoedoisong.vn

1