Xem thêm

Uống nước đậu bắp nhiều có tốt không? Uống bao nhiêu là hợp lý?

Thời gian gần đây, một bài thuốc giúp đẩy lùi nhiều loại bệnh đã lan truyền trong cộng đồng, đó chính là "Nước quả đậu bắp". Điều này đã dẫn đến một số người sử...

Thời gian gần đây, một bài thuốc giúp đẩy lùi nhiều loại bệnh đã lan truyền trong cộng đồng, đó chính là "Nước quả đậu bắp". Điều này đã dẫn đến một số người sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng loại nước này. Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem "uống nước đậu bắp nhiều có tốt không? Nên uống bao nhiêu là hợp lý?".

Tại sao nước đậu bắp lại được ưa chuộng đến vậy?

Thông tin về cây đậu bắp

Đậu bắp, còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: mướp tây, bắp còi, gôm... Loài cây này được cho là bắt nguồn từ Ấn Độ và hiện nay đã trở thành một cây trồng phổ biến trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Ngoài việc được sử dụng như một loại rau, đậu bắp còn được coi là một vị thuốc quý với nhiều lợi ích tuyệt vời.

Theo Đông y, đậu bắp có vị chua, tính ôn và có công dụng giảm đau, chữa bí tiểu, táo bón, bạch đới và rất tốt cho tiêu hóa. Y học hiện đại đã phân tích và thấy trong đậu bắp chứa nhiều protein, đạm, chất béo glucid, các loại carbohydrate, hợp chất polyphenol, vitamin A, các vitamin nhóm B, C, khoáng chất, chất chống oxy hóa... Và cung cấp lượng lớn chất xơ và rất ít calo. Vì vậy, gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh tiểu đường nên bổ sung đậu bắp vào thực đơn hàng ngày.

uống nước đậu bắp nhiều có tốt không? Uống nước đậu bắp nhiều có tốt không?

Tác dụng của nước đậu bắp

Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nước đậu bắp hàng ngày có những tác dụng sau:

  • Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón và tiêu chảy.
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu.
  • Ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
  • Giảm ho, viêm họng, hen suyễn, hen phế quản và tăng cường sức khỏe hô hấp.
  • Cải thiện chức năng sinh lý nam giới.
  • Kiểm soát và hạn chế cholesterol, HDL-cholesterol, triglyceride trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Cải thiện miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Làm đẹp da, cải thiện vóc dáng và kiểm soát cân nặng.
  • Nước đậu bắp giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Tốt cho mắt, cải thiện tầm nhìn.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Bởi vậy, nước đậu bắp được coi là thần dược, là khắc tinh của các loại bệnh tật. Được nhiều chuyên gia, bác sỹ khuyên dùng, đặc biệt với những người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Uống nước đậu bắp nhiều có tốt không?

Uống nước đậu bắp mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, vì vậy nhiều người thường lạm dụng và sử dụng quá nhiều. Tuy nhiên, tác dụng của nước đậu bắp nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bạn nên kiên trì và sử dụng hợp lý để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy uống nước đậu bắp nhiều có tốt không?

Theo các nghiên cứu, uống nước đậu bắp quá nhiều sẽ gây một số tác dụng phụ như sau:

  • Gây rối loạn tiêu hóa: Do trong đậu bắp có chứa lượng lớn carbohydrate Fructans. Nguyên nhân gây ra khí, đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn đường ruột, đau dạ dày... Vì vậy, nếu uống quá nhiều nước đậu bắp sẽ khiến bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Làm tăng nguy cơ gây sỏi thận: Canxi Oxalate trong quả đậu bắp làm tăng nguy cơ gây sỏi thận. Điều này không có lợi cho thận, đặc biệt với những người có tiền sử sỏi thận.
  • Gây viêm khớp, đau khớp: Trong đậu bắp cũng chứa một lượng nhỏ hợp chất Solanine, có khả năng gây các vấn đề về khớp. Hợp chất này cũng được tìm thấy trong cà tím, cà chua và khoai tây... Đây cũng là vấn đề bạn cần lo lắng khi uống quá nhiều nước đậu bắp.
  • Các ảnh hưởng của việc uống quá nhiều nước: Uống quá nhiều nước đậu bắp vượt quá khả năng xử lý của thận có thể gây ngộ độc nước. Gây mất cân bằng natri trong máu, có thể gây hại cho não và cơ thể. Nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Với các lý do trên, có thể kết luận rằng: Uống nước đậu bắp nhiều không tốt, không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, hãy thông thái trong việc sử dụng các loại nước, món ăn từ cây đậu bắp. Hãy sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.

Uống nước đậu bắp bao nhiêu là hợp lý?

Đậu bắp có tác dụng dược lý và các hoạt chất có thời gian tác dụng tương đối dài. Vì vậy, nước đậu bắp không phù hợp cho mục đích sử dụng hàng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống 3 lần mỗi tuần để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Không nên lạm dụng và uống quá nhiều.

Hướng dẫn cách làm nước đậu bắp uống đúng cách

Uống nước từ quả đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết cách chế biến và cách uống đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách làm nước đậu bắp đơn giản và hiệu quả với những bước sau:

  1. Lấy 4-5 quả đậu bắp tươi và rửa sạch.
  2. Cắt bỏ phần đầu và phần đuôi quả. Sau đó nghiền nát, cắt thành các miếng nhỏ hoặc bổ dọc thành các lát mỏng.
  3. Ngâm phần đậu bắp đã chế biến vào 1 cốc nước đầy từ 8-24 giờ.
  4. Vớt phần đậu bắp ra, dùng tay hoặc máy ép để loại bỏ chất nhầy trên đậu bắp. Sau đó có thể vứt phần đậu bắp đi.
  5. Uống hết cốc nước đậu bắp vào mỗi buổi sáng khi dạ dày trống. Cho thêm 1 chút muối, tiêu để tăng hương vị.

Chú ý:

  • Nên uống nước đậu bắp trước khi ăn sáng khoảng 30 phút. Sử dụng 3 lần mỗi tuần để có hiệu quả như mong muốn.
  • Bạn cũng có thể nấu chín nước đậu bắp để sử dụng. Tuy nhiên, không nên nấu quá kĩ để không làm giảm công dụng của nước.

Lời khuyên dành cho người bệnh tiểu đường

Ngoài việc sử dụng nước đậu bắp, người bệnh tiểu đường cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm chức năng để tăng hiệu quả của quá trình điều trị.

Dưới đây là hai sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường hàng đầu tại Việt Nam:

  • TPCN Thanh Đường Gamosa của Học Viện Quân Y.
  • TPCN Viên Uống Khổ Qua Rừng Mudaru của Công ty CP TNB Việt Nam.

Đây là hai sản phẩm hàng đầu dành cho người bệnh tiểu đường tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Top 10 thực phẩm chức năng cho người tiểu đường để có nhiều sự lựa chọn.

Lời kết: Uống nước đậu bắp rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng hợp lý để tránh các tác dụng không mong muốn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề: Uống nước đậu bắp nhiều có tốt không? Hãy chế biến và sử dụng đúng cách nhé.

Cám ơn bạn đã ghé thăm Website!

Mời các bạn xem thêm:

  • Chế độ ăn cho người tiểu đường | Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
  • 12 Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian tốt nhất hiện nay
  • Điều trị tiểu đường tại nhà | Từ A - Z năm 2023
  • 20 Loại trái cây tốt cho người tiểu đường dễ tìm ở Việt Nam
  • Những loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
1