Người bị bệnh tiểu đường thường phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm tưởng chừng dễ ăn và an toàn lại gây tăng đường huyết cho người bệnh. Vậy, liệu người bị tiểu đường có thể ăn bún được hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Chỉ số đường huyết của bún là bao nhiêu?
Để hiểu rõ "Người bị tiểu đường ăn bún được không?" chúng ta cần tìm hiểu về chỉ số đường huyết của bún. Chỉ số đường huyết (GI) là tốc độ tăng đường huyết trong cơ thể khi sử dụng một loại thực phẩm. Bún gạo khô có chỉ số đường huyết là 61 ở mức vừa, trong khi chỉ số GI của bún tươi chỉ là 40. Thực phẩm có chỉ số đường huyết dưới 55 được cho là an toàn với bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng.
Người bị tiểu đường ăn bún có bị tăng đường huyết không?
Mặc dù bún gạo có chỉ số đường huyết ở mức trung bình và thấp, nhưng người tiểu đường có bị tăng lượng đường huyết khi ăn bún hay không phụ thuộc vào hàm lượng carbohydrate và tải lượng đường huyết.
Hàm lượng carbohydrate
Mỗi bữa ăn của người bệnh tiểu đường cần cung cấp 15g carbohydrate. Một chén bún gạo khô khi nấu chín có khoảng 42g carbohydrate, tương đương 3 phần khẩu ăn. Cung cấp carbohydrate từ khẩu phần ăn nhiều hơn mức này sẽ làm lượng đường huyết cao hơn bình thường.
Tải lượng đường huyết
Chỉ số đường huyết (GI) không tính đến kích thước khẩu phần. Tải lượng đường huyết (GL) có ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường. Một chén bún tươi 100g có tải lượng đường huyết thấp hơn một chén bún gạo khô.
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi "Người bị tiểu đường ăn bún được không?" là "Có". Tuy nhiên, chúng ta cần ăn bún ở trong lượng nhất định để kiểm soát đường huyết tốt.
Người tiểu đường có ăn được miến, mì tôm không?
Ngoài câu hỏi "Người bị tiểu đường ăn bún được không?", câu hỏi về việc ăn miến, mì tôm cũng được nhiều người quan tâm. Miến có chỉ số đường huyết cao hơn gạo và bún gạo, trong khi đó, mì tôm chứa chất béo trans và có thể gây tăng cholesterol xấu.
Cả miến và mì tôm đều có chỉ số đường huyết nằm ở mức cao, do đó người bị tiểu đường có thể ăn nhưng ở mức hạn chế.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế tinh bột (carbohydrate), các loại thực phẩm chứa đường đơn, sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên chất béo từ cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành... Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng từ rau xanh và trái cây ít ngọt. Nên có những bữa phụ trong ngày tùy vào mức đường huyết để tránh hạ hoặc tăng đường huyết quá cao.
Đó là những thông tin giải đáp cho vấn đề "Người bị tiểu đường ăn bún được không?". Nếu có thêm thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay với H&H Nutrition để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
- Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì để kiểm soát đường huyết?
- Dịch vụ Khám Dinh dưỡng & Tư vấn Dinh dưỡng
- Đăng ký Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng cùng Chuyên gia
H&H Nutrition - Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn Địa chỉ:
- Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
- Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
- Hotline Tư vấn: 088 8977 433
Fanpage:
- H&H Nutrition
Group:
- Hỏi - đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng