Xem thêm

Ăn mì tôm có béo không? Mẹo ăn mì không lo tăng cân

Ăn mì tôm có béo không? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi và cung cấp cho bạn kiến thức để ăn mì tôm một cách lành mạnh nhất. Ăn mì tôm...

Ăn mì tôm có béo không? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi và cung cấp cho bạn kiến thức để ăn mì tôm một cách lành mạnh nhất.

Image Ăn mì tôm có béo không

Mức năng lượng mà mì tôm mang lại

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 gói mì ăn liền thông thường, không tính gia vị có thể cung cấp tới 190 calo. Nếu như sử dụng cả gói gia vị có sẵn thì calo của một gói mì lên đến 350-400 calo (tùy loại).

Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng trung bình mà một gói mì khoảng 65g - 85g mang lại:

Image Hàm lượng dinh dưỡng trong một gói mì tôm

Ăn mì tôm có béo không?

Câu trả lời là: Ăn mì tôm có béo, vì trong mì tôm chứa hàm lượng calo khá cao.

Image Ăn mì tôm có béo không

Ngoài ra, mì tôm lại khá nghèo dinh dưỡng và chứa nhiều carb bão hòa có hại, nên không những khiến cơ thể nhanh bị thừa cân, mà còn gây tích mỡ thừa ở vùng bụng.

Tác hại nếu lạm dụng mì gói

Nếu ăn mì gói trong khoảng thời gian dài, chúng ta sẽ phải đối mặt với vô vàn những ảnh hưởng xấu, tác động tiêu cực đến sức khỏe:

  • Nóng trong người: ăn mì tôm nhiều, một cách riêng lẻ sẽ gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng, làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, nóng trong người và rất dễ nổi mụ n.
  • Dễ gây sỏi thận: mì tôm chủ yếu được làm từ sắn, rất nhiều axit oxalic tạo sỏi thận. Hơn nữa, gói súp trong mì thường rất mặn, làm cơ thể phải tích trữ một hàm lượng muối khác cao, rất có hại cho sức khỏe.
  • Loãng xương, răng yếu: nguyên nhân là do trong mì tôm có chứa hóa chất bisphenol - giúp bạn ngon miệng hơn. Mặc dù giúp cải thiện mùi vị thức ăn, nhưng chất này lại khiến bạn bị loãng xương và răng bị yếu dần đi.
  • Lão hóa nhanh: khi chế biến, mì tôm phải trải qua quá trình chiên nóng ở nhiệt độ rất cao. Công đoạn này vô tình làm sản sinh ra nhiều chất độc hại gây ung thư và đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Đối mặt với bệnh dạ dày, tiêu hóa: trong mì tôm chứa vô vàn những hương liệu và chất phụ gia. Ăn vắt mì thường xuyên sẽ không những khiến vị giác sụt giảm mà còn tạo áp lực cho dạ dày.
  • Bệnh tim mạch: chất béo dạng trans (Trans fat) có rất nhiều trong mì tôm. Khi dung nạp nhiều, sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

Image Ăn mì tôm gây sỏi thận

Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại, mì tôm là một thực phẩm rất được ưa chuộng vì nó vừa nhanh vừa tiện lợi. Vậy ăn mì tôm thế nào cho đúng cách để giảm thiểu tác hại mà nó mang lại?

Cách ăn mì tôm không béo và giảm thiểu tác hại

Để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo:

  • Ăn mì gói tươi, không qua chiên như: Mikochi, Nissin, Gochi, Koreno,...
  • Cần bổ sung thêm các loại rau xanh, thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền
  • Sử dụng gia vị bên ngoài chức không dùng gói muối đi kèm để hạn chế dầu mỡ và các chất phụ gia
  • Trước khi nấu, cần trụng mì qua nước sôi để loại bỏ đi lớp màng tạo màu
  • Không nên ăn mì tôm liên tục và quá 10 lần/tháng
  • Tuyệt đối không ăn mì tôm vào bữa tối và đêm khuya.

Image Cách ăn mì tôm không béo

Những loại mì gói ít calo - Các loại mì ăn kiêng

Theo thống kê của chúng tôi, trên thị trường có 2 loại mì gói chứa ít calo và có thể được coi là mì ăn kiêng sau:

1. Mì ly Modern - 278 calo

Image Mì ăn kiêng

2. Mì ly Cung Đình - 273 calo

Image Mì ăn kiêng

Cách làm mì giảm cân - Chế biến mì tôm giảm cân

  • Trần qua mì với nước sôi để loại bỏ chất tạo màu
  • Không dùng gia vị có sẵn bên trong gói mì
  • Ăn kèm với những thực phẩm giàu dinh dưỡng và ít calo khác: măng tây, cà chua, trứng, bông cải trắng, bông cải xanh, cải xoong, rau bina, thịt lõi mông bò, dưa leo, ức gà, các loại nấm,...

Image Cách làm mì giảm cân

Hãy là người tiêu dùng thông minh, sử dụng mì tôm đúng cách để giữ gìn sức khỏe cho gia đình mình nhé.

1