Sắt là khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể như vận chuyển oxy, thành phần của máu, và hỗ trợ hoạt động của các enzym. Việc bổ sung sắt là rất cần thiết vì thiếu hụt sắt có thể gây nhiều vấn đề cho cơ thể. thực phẩm bổ sung sắt là cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa việc thiếu sắt. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về những thực phẩm bổ sung sắt qua bài viết này.
Sắt quan trọng như thế nào với sức khỏe?
Sắt là một khoáng chất quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Nó tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng và có vai trò cấu tạo Hemoglobin - thành phần chính của hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy cho tế bào trong cơ thể. Sắt còn đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa và hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu sắt và các vấn đề liên quan.
1. Phụ nữ mang thai
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng lên do cả thai nhi. Do đó, nhu cầu sắt cũng tăng để đáp ứng nhu cầu tạo máu cho cả mẹ và thai nhi. Thiếu sắt khi mang thai có thể gây nguy cơ thiếu máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên thăm khám để được tư vấn và sử dụng thực phẩm bổ sung sắt đúng nhu cầu.
2. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến chậm phát triển tâm lý, giảm khả năng chú ý và kém tập trung. Trẻ đủ tháng từ 6 đến 9 tháng tuổi cũng dễ bị thiếu sắt nếu không được ăn thức ăn giàu chất sắt. Vì vậy, cần sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ.
3. Thiếu máu do bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm ruột và ung thư có thể cản trở khả năng sử dụng sắt của cơ thể, dẫn đến giảm tạo máu và thiếu máu. Vì vậy, cần sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cho người thiếu máu do bệnh mãn tính.
Cơ thể chúng ta có thể lưu trữ sắt nhưng lại không thể tự tạo ra sắt. Vì vậy, cách duy nhất để có đủ lượng sắt cần thiết là tăng cường các thực phẩm bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày.
Cơ thể thiếu hụt sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể xuất phát từ việc ăn uống không đầy đủ, kém hấp thu như trong trường hợp viêm dạ dày hoặc tăng nhu cầu do sinh lý như phụ nữ mang thai hoặc mất máu do bệnh lý. Các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt bao gồm mệt mỏi, khó chịu ở đường tiêu hóa, giảm khả năng tập trung và trí nhớ.
Cách chế biến thức ăn và các thực phẩm ăn cùng nhau có thể ảnh hưởng đến lượng sắt cơ thể hấp thụ. Ví dụ, ăn thực phẩm giàu vitamin C giúp bạn hấp thụ nhiều chất sắt hơn. Bạn cũng nên biết rằng một số thức uống và thực phẩm như cà phê, trà, rượu vang đỏ, và các loại thực phẩm có chứa canxi có thể làm giảm sự hấp thụ sắt.
Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bổ sung sắt và cung cấp cho bạn những thực phẩm bổ sung sắt hiệu quả để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. Nếu bạn hoặc người thân của bạn cần tư vấn thêm, hãy trao đổi với các chuyên gia để được tư vấn chi tiết.