Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Mỗi khi nhắc đến món ăn dễ tiêu cho người bệnh , người ta thường nghĩ đến các món cháo, súp, canh. Tuy vậy, để làm ra được một món ăn vừa ngon vừa dễ tiêu và phù hợp cho từng người không phải là điều đơn giản. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nutricare để biết cách lên thực đơn dinh dưỡng giúp người bệnh mau hồi phục nhé!
1. Thực phẩm dễ tiêu hóa cho người bệnh
Hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả là nền tảng cho một cơ thể khoẻ mạnh. Sau những trận ốm, bệnh, hệ tiêu hoá thường dễ suy yếu hơn bình thường. Vì vậy khi cân nhắc bị sốt ăn gì, người bệnh cần chọn một chế độ ăn uống không chỉ đầy đủ dưỡng chất mà còn phải tốt cho hệ tiêu hoá.
Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá người bệnh cần bổ sung:
- Nước (1.5 - 2 lít/ngày) giúp phá vỡ các khối thức ăn lớn, ngăn ngừa đầy hơi và táo bón, ngoài ra còn thúc đẩy hoạt động của enzym tiêu hoá.
- Chất xơ (25 - 38g/ngày) giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón và phát triển hệ khuẩn chí đường ruột.
- Chất béo (20 - 25% tổng lượng calo/ngày) giúp bổ sung năng lượng và hấp thu các Vitamin tan trong dầu (A, E, D, K).
- Chất đạm (0.8g/kg trọng lượng) thúc đẩy tạo enzym tiêu hoá và vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột vào máu và bổ sung năng lượng.
- Carbohydrate (55 - 65% tổng lượng calo/ngày) là nguồn năng lượng chính, cung cấp chất xơ, phát triển vi sinh vật đường ruột và điều hoà hấp thu chất béo.
- Vitamin và khoáng chất hỗ trợ phát triển lợi khuẩn trong ruột và sự hấp thu dinh dưỡng từ ruột vào máu.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và tốt cho tiêu hoá là nền tảng để người bệnh phục hồi sức khoẻ
Có thể bạn quan tâm: Người ốm có nên uống nước dừa? Những đối tượng cần lưu ý khi uống nước dừa?
2. 15+ món ăn dễ tiêu cho người bệnh mau hồi phục
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm, việc lựa chọn cách chế biến cũng góp phần không nhỏ trong quá trình hồi phục của người bệnh. Dưới đây là gợi ý cách chế biến các món ăn dễ tiêu cho người bệnh từ những thực phẩm nêu trên:
2.1. Súp gà
Là một món ăn dễ tiêu cho người bệnh, súp gà có dạng lỏng rất dễ tiêu và còn bổ sung thêm Protein từ thịt gà, Vitamin và khoáng chất từ rau củ.
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 100g.
- Ngô: ½ bắp.
- Nấm kim châm: 200g.
- Nấm hương: 50g.
- Rau mùi, bột năng, gia vị.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch các nguyên liệu. Thịt gà luộc sơ trong 10 phút, xé nhỏ. Ngô tách hạt và luộc chín. Các loại nấm cắt thành sợi nhỏ dài 3 - 4cm.
- Đun sôi hỗn hợp nước luộc ngô và nước luộc gà, sau đó cho ngô, nấm và gà vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Hoà bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi súp, khuấy đều và đun thêm 10 phút là hoàn thành.
Lưu ý: Có thể ăn súp gà vào bữa trưa hoặc tối. Người bệnh sau mổ hoặc có vết thương hở, người bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn.
Súp gà thúc đẩy hoạt động hấp thu dinh dưỡng cho người bệnh
2.2. Cháo đậu đỏ
Cháo đậu đỏ thuộc danh sách các món ăn dễ tiêu cho người bệnh bởi rất giàu Protein, Carb tiêu hóa chậm cùng nhiều chất xơ và các vi chất khác cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 150g.
- Đậu đỏ: 150g.
- Lá dứa, nước cốt dừa, gia vị.
Cách thực hiện:
- Vo sạch và ngâm gạo trong 1 - 2 tiếng. Đậu đỏ rửa sạch và ngâm nước 20 - 30 phút.
- Đun đậu đỏ với nước đến khi chín mềm rồi thêm gạo và lá dứa vào nấu cùng. Đến khi gạo nở bung thì vớt lá dứa ra ngoài rồi thêm nước cốt dừa và gia vị vừa ăn, khuấy đều, tắt bếp là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng. Người bị đi tiểu nhiều không nên ăn đậu đỏ.
2.3. Cháo yến mạch
Yến mạch rất giàu chất xơ và Carb dễ tiêu hoá nấu cùng thịt bò và rau củ giúp bổ sung lượng lớn Protein, Vitamin và chất khoáng cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- Yến mạch: 70g.
- Thịt bò băm: 100g.
- Cà rốt: 1 củ.
- Bông cải: 50g.
- Hành tỏi, rau thơm và gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch các nguyên liệu. Cà rốt, bông cải rửa sạch và cắt hạt lựu. Thịt bò ướp gia vị 15 phút rồi xào với hành tỏi ở lửa lớn trong 1 - 2 phút.
- Bắc nồi nước và cho cà rốt, bông cải và gia vị vào nấu chín. Thêm lần lượt thịt bò, yến mạch vào nồi rồi nấu trong 5 phút, nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn cháo yến mạch vào buổi sáng. Phụ nữ có thai, người bệnh gan hoặc người bệnh tiêu chảy nên hạn chế ăn cháo yến mạch.
Cháo yến mạch tăng cường trao đổi chất tốt
2.4. Cháo chim cút
Không thể thiếu trong danh sách các món ăn dễ tiêu cho người bệnh, cháo chim cút dạng lỏng rất dễ tiêu, lại rất giàu Protein, khoáng chất và ít chất béo nên rất bổ dưỡng cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- Chim cút: 2 con.
- Gạo: 250g.
- Hạt sen: 80g.
- Đậu xanh: 80g.
- Hành, gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Chim cút sơ chế sạch, ướp với gia vị trong 30 phút rồi luộc trong 5 - 7 phút. Hạt sen, gạo và đậu xanh rang vàng. Sau đó vo gạo và ngâm gạo trong 1 tiếng.
- Cho gạo, hạt sen và đậu đã sơ chế vào nồi nước luộc và nêm gia vị vừa ăn rồi hầm cháo trong 1 tiếng là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn cháo chim cút vào buổi sáng hoặc trưa. Người huyết áp thấp, rối loạn mỡ máu và người hay bị hạ đường huyết không nên ăn chim cút.
2.5. Canh gà
Canh gà kích thích vị giác, đồng thời rất giàu Protein, chất béo cùng nhiều Vitamin và khoáng chất như Kẽm, Selen, Vitamin nhóm B rất tốt người bệnh.
Nguyên liệu:
- Gà: ½ con.
- Cà rốt: 1 củ.
- Hạt sen, táo tàu mỗi loại 50g.
- Kỷ tử: 15g.
- Nhãn nhục: 20g.
- Hành tím, hành lá, rau thơm, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Xào gà với hành tím phi thơm cho săn rồi thêm cà rốt, hạt sen, kỷ tử, táo tàu và nhãn nhục vào nồi. Thêm nước và muối vào hầm gà khoảng 30 phút rồi tắt bếp.
- Để nguyên nồi như vậy thêm 20 phút cho gà chín mềm hơn rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn canh gà vào bữa trưa. Người bệnh sau mổ hoặc có vết thương hở, người bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn canh gà.
Canh gà kích thích ngon miệng cho người bệnh
2.6. Cá chép hấp
Cá chép hấp thơm ngon rất giàu Protein nhưng lại ít chất béo, đồng thời bổ sung nhiều Vitamin A và Vitamin nhóm B cũng là một trong những món ăn dễ tiêu cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- Cá chép: 1.5 - 2 kg.
- Sả: 150g.
- Riềng xay: 20g.
- Tỏi, hành lá, hành tím, ớt, gừng, rau thơm và gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Cá sơ chế sạch. Sả cắt khúc, phần gốc xay nhuyễn cùng tỏi, ớt, riềng, hành gừng.
- Ướp cá với các nguyên liệu vừa xay và gia vị trong 15 - 20 phút. Sau đó đem cá đi hấp cách thuỷ 20 phút là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn cá chép hấp vào buổi trưa. Người bệnh gan, thận, người bệnh Gout và rối loạn đông máu không nên ăn món ăn này.
2.7. Canh đậu hũ
Đậu phụ rất giàu đạm và khoáng chất nhưng lại ít Carb, khi nấu chung với rong biển và thịt bò giúp bổ sung lượng lớn Protein và kích thích ngon miệng.
Nguyên liệu:
- Đậu hũ non: 1 - 2 miếng.
- Rong biển: 100g.
- Thịt bò: 100g.
- Nấm kim châm: 200g.
- Tỏi, gia vị.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch các nguyên liệu. Rong biển ngâm nở và nấm kim châm cắt khúc vừa ăn. Thịt bò cắt lát mỏng vừa ăn, ướp với tỏi và gia vị trong 15 phút, xào săn rồi thêm nước vào và nấu sôi.
- Thêm rong biển và nấm kim châm vào nấu thêm 10 phút. Nêm gia vị vừa ăn rồi cắt nhỏ đậu hũ cho vào nồi canh, nấu sôi lại là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn canh đậu hũ vào bữa trưa. Người bệnh cường giáp, mụn nhọt, tiêu chảy, người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên ăn canh đậu hũ.
Canh đậu hũ nhuận tràng và giảm táo bón cho người bệnh
2.8. Phở bò
Phở bò giàu Carb, Protein và chất béo giúp bổ sung năng lượng hiệu quả, kích thích tiêu hoá cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- Xương ống bò: 2 cân.
- Thịt thăn bò: 1 cân.
- Thịt nạm bò: 1 cân.
- Hành tây: 3 củ.
- Gừng: 1 củ.
- Gói gia vị phở: 1 gói.
- Hành tím, hành lá, bánh phở, rau thơm, gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Chần sơ xương và thịt bò. Nướng trong chảo gừng, hành tây, hành tím đến khi dậy mùi và hơi xém.
- Nấu nước dùng với xương, thịt bò, gói gia vị và các nguyên liệu vừa nướng. Hầm trong 1 - 2 tiếng rồi vớt tất cả các nguyên liệu ra. Thịt nạm bò cắt lát mỏng.
- Nêm gia vị nồi nước lèo cho vừa ăn. Cho thịt bò, hành tây sợi, hành lá và bánh phở vào bát, chan thêm nước dùng vào là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn phở bò vào bữa sáng. Người đau dạ dày, người bệnh thận, viêm khớp hoặc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn phở bò.
2.9. Cháo gà
Một trong những món ăn dễ tiêu cho người bệnh là cháo gà dạng lỏng, món ăn này dễ tiêu hoá, lại giàu Protein, chất béo và khoáng chất rất tốt cho tiêu hoá người bệnh.
Nguyên liệu:
- Gạo: 200g.
- Thịt Gà: 800g.
- Nấm hương: 100g.
- Cà rốt: 1 củ.
- Gừng, hành tím, hành lá, gia vị.
Cách thực hiện:
- Sơ chế các nguyên liệu. Luộc gà với gừng và hành tím khoảng 20 phút, vớt ra. Lọc xương gà bỏ lại nồi để nấu cháo, thịt gà xé sợi.
- Cho gạo, nấm và cà rốt cắt hạt lựu vào nồi nước luộc gà. Nấu đến khi chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn và thêm hành lá cắt nhỏ là hoàn thành.
Lưu ý: Cháo gà nên ăn vào buổi sáng. Người bệnh sau mổ hoặc có vết thương hở, người bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn.
Cháo gà dễ tiêu hoá và ngon miệng cho người bệnh
2.10. Súp thịt bò cà rốt khoai tây
Thịt bò giàu Protein và khoáng chất kết hợp cùng các loại rau củ bổ sung Vitamin và Carb dễ tiêu tạo nên món súp kích thích vị giác của người bệnh.
Nguyên liệu:
- Thịt bò: 350g.
- Khoai tây: 3 củ.
- Cà rốt: 1 củ.
- Gừng, rau mùi, gia vị.
Cách thực hiện:
- Thịt bò thái miếng vuông, chần sơ với nước sôi rồi xào sơ với gừng và nêm gia vị cho ngấm.
- Khoai tây, cà rốt cắt khúc vừa ăn rồi cho xào cùng thịt bò khoảng 5 phút rồi hầm với nước sôi đến khi chín nhừ. Nêm lại gia vị, tắt bếp và thêm rau thơm là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn súp thịt bò cà rốt khoai tây vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Người bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, người bệnh Gout và suy thận nên hạn chế ăn món ăn này.
2.11. Rau củ luộc
Rau củ chứa nhiều chất xơ, Vitamin và chất khoáng nên hỗ trợ tiêu hoá, nhuận tràng, giảm táo bón cho người bệnh. Do vậy rau củ là một nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn dễ tiêu cho người bệnh bạn cần phải biết.
Nguyên liệu:
- Bông cải: 100g.
- Rau cải xanh: 100g.
- Cà rốt: ½ củ.
- Đậu cove: 50g.
- Bí: 100g.
- Măng tây: 50g.
- ...
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch các loại rau và cắt khúc vừa ăn. Bắc một nồi nước sôi rồi cho lần lượt từng loại rau theo độ nhanh chín.
- Luộc đến khi rau củ chín là hoàn thành. Có thể thêm một ít muối vào nồi khi luộc để rau được tươi xanh hơn.
Lưu ý: Có thể ăn rau củ luộc vào mọi bữa trong ngày. Người bệnh thận nên tránh ăn một số loại rau giàu Kali như rau cải xanh, rau bina, măng tây, bông cải xanh.
Rau ngót giảm thiểu tình trạng đầy bụng, táo bón ở người bệnh
2.12. Cá thu kho
Cá thu rất giàu Protein và chất béo tốt giúp bổ sung năng lượng, hỗ trợ hấp thu các Vitamin A, E, D, K giúp người bệnh hồi phục toàn diện.
Nguyên liệu: Cá thu, nước dừa, nước mắm, nước màu đường, hành, tỏi, tiêu, gia vị.
Cách thực hiện:
-
Phi thơm hành tỏi với dầu ăn rồi cho vào chảo nước dừa, nước mắm, muối, đường, hạt nêm, nước màu, tiêu và nước lọc, đun lửa lớn đến khi sôi thì tắt bếp để nguội.
-
Cá thu sơ chế sạch, cắt khúc vừa ăn và chiên sơ cho săn thịt. Sau đó cho nước sốt vào nồi và kho lửa nhỏ trong 50 - 60 phút cho cá ngấm gia vị là hoàn thành.
Lưu ý: Nên ăn cá thu kho vào bữa trưa. Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bệnh gan nên hạn chế ăn cá thu kho.
Cá thu kho thơm ngon và giàu dưỡng chất
2.13. Canh rau ngót thịt băm
Đâ