Xem thêm

Bệnh xoăn lá và biện pháp chữa trị tận gốc bệnh xoăn lá trên cây trồng

Bệnh xoăn lá là một vấn đề nghiêm trọng mà nấm hoặc virus gây ra trên nhiều loại cây trồng. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh này sẽ ảnh hưởng mạnh đến năng...

bệnh xoăn lá là một vấn đề nghiêm trọng mà nấm hoặc virus gây ra trên nhiều loại cây trồng. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh này sẽ ảnh hưởng mạnh đến năng suất của cây trồng. Vì vậy, chúng ta cần phải theo dõi và phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị thích hợp.

1. Đặc điểm của bệnh xoăn lá

1.1. Biểu hiện của bệnh xoăn lá:

  • Bệnh thường tấn công cây khi còn non.
  • Lá bị xoăn lại, co rút, ngắn lại, biến dạng, nhợt nhạt.
  • Phần rìa lá bị cuốn cong, hướng vào bên trong, tạo thành cụm. Lá bị bệnh trở nên giòn và dày hơn, thường chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh đậm, sau đó chuyển sang màu vàng úa và rụng dần.

Bệnh xoăn lá trên cây trồng

1.2. Nguyên nhân gây bệnh xoăn lá:

  • Bệnh xoăn lá có thể do virus hoặc nấm Taphira gây ra. Ngoài ra, côn trùng như rệp, bọ trĩ cũng có thể làm cho cây bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh xoăn lá do virus: Virus lây nhiễm bằng dịch cây, tiếp xúc cơ giới và chủ yếu là do loại côn trùng như rầy phấn, bọ phấn, bọ trĩ, rệp,... chích hút từ cây bị bệnh truyền sang cây khỏe.
  • Bệnh xoăn lá do nấm Taphrina deformans Berk. Tul: Bệnh do nấm ngoài túi, thuộc bộ nấm túi gây ra. Nấm tồn tại dưới dạng bào tử trên vỏ cây vào mùa đông, xung quanh chồi. Vào mùa xuân, các bào tử lây nhiễm các lá mới khi chúng nhú khỏi chồi. Sau đó, nấm tạo ra rất nhiều bào tử mới lây từ cây này sang cây khác.
  • Bệnh xoăn lá phát triển mạnh vào thời tiết mát mẻ, ẩm ướt và chủ yếu lây qua mưa, gió.

2. Các loại cây trồng thường bị bệnh xoăn lá

2.1. Bệnh xoăn lá cà chua

  • Bệnh xoăn lá cà chua do virus gây ra và lây lan bằng dịch cây, tiếp xúc cơ giới. Loại virus này thường do các loại rệp, bọ trĩ,... chích hút từ cây bị bệnh sang cây khỏe mạnh.
  • Khi bệnh mới xuất hiện, lá non ở trên bị cuốn lại, lá dưới xoắn vàng, nhăn nheo, và lá bị biến dạng.
  • Cây bị nhiễm bệnh thường sinh trưởng và phát triển kém, số lượng chùm hoa giảm, thậm chí không cho quả hoặc quả nhỏ, rụng dần, biến dạng, không đạt năng suất.

2.2. Bệnh xoăn lá cây ớt

  • Bệnh xoăn lá cây ớt do virus gây ra.
  • Lá cây có màu không đồng nhất, teo nhỏ, nhăn nheo, biến dạng và trơ trụi chỉ còn lại gân lá.
  • Các cây bị bệnh thường thấp, sinh trưởng và phát triển kém, ra hoa ít hoặc thậm chí không ra hoa đậu quả.

2.3. Bệnh xoăn lá cây chanh dây

Cây chanh dây bị xoăn lá

  • Bệnh do virus gây ra và lan truyền qua rầy phấn, các côn trùng chích hút như bọ trĩ, rệp,...
  • Lá bị bệnh nhăn nheo, biến dạng, chiều dài và thân lá bị ngắn lại, kích thước thay đổi.
  • Rìa lá bị cong vào trong, lá có màu xanh đậm, dày và giòn hơn.

3. Biện pháp chữa trị bệnh xoăn lá trên cây trồng

3.1. Biện pháp xử lý

  • Đối với cây bị nhiễm bệnh, cắt tỉa ngọn cành bị xoăn và sau đó phun chế phẩm sinh học Mig 29 để ngăn chặn sự lây lan và phát triển của virus sang các bộ phận khác của cây. Nên phun 2-3 lần cách nhau 5 ngày và kết hợp với phân bón lá Amino A4 để cây nhanh chóng phục hồi và ra đọt mới.
  • Mig 29 với thành phần là Chitosan (vaccin thực vật) và hoạt chất Nano elicitor chuyên đặc trị xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh,... và tăng cường kích kháng, nâng cao miễn dịch trên cây trồng. Bên cạnh đó, Amino Acid cung cấp dinh dưỡng thiết yếu giúp cây nhanh chóng phục hồi.

3.2. Biện pháp phòng bệnh

  • Thu gom và xử lý tàn dư của vụ trước. Xử lý đất bằng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM trước khi trồng.
  • Chọn giống cây có khả năng kháng virus và sâu bệnh tốt.
  • Tiêu diệt côn trùng gây hại bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học như WAO M19 để tiêu diệt rầy, rệp, nhện đỏ, và Bio Bug để tiêu diệt bọ trĩ,...
  • Sử dụng các loại bẫy côn trùng an toàn và thân thiện với môi trường.
  • Thu gom những cây bị bệnh rồi đem đi tiêu hủy ở nơi xa vườn trồng.
  • Bón phân đúng liều lượng, đúng thời gian, không bón quá nhiều đạm để tránh việc tạo điều kiện cho bọ trĩ, bọ phấn,... truyền bệnh.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn trồng, theo dõi sự xuất hiện của côn trùng và nấm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Thời điểm 25 - 30 ngày sau khi trồng cây là giai đoạn quan trọng quyết định mức độ và tỷ lệ mắc bệnh của cây.

Bệnh xoăn lá là một vấn đề thường gặp trên cây trồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của cây. Do đó, chúng ta cần chăm sóc cây trồng một cách kỹ lưỡng và áp dụng các biện pháp chữa trị để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt của cây.

Nếu bạn cần hỗ trợ về các vấn đề sâu bệnh trên cây trồng, hãy nhấp vào đây để được WAO hỗ trợ ngay.

Tìm hiểu thêm:

  • Cây bị xoăn lá là bệnh gì? Cách phòng trị xoăn lá
  • Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn hiệu quả trên cây chanh dây
  • Cách phối trộn và cải tạo đất trồng rau sạch tại nhà

WAO lì xì chào xuân Giáp Thìn

Hằng Hoàng

Xem thêm về: Chăm sóc cây trồng Danh mục: Cách kiểm soát bệnh cây trồng

1