Xem thêm

Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? Ăn thế nào là an toàn?

Bắp là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng, nhưng thực phẩm này cũng chứa hàm lượng tinh bột và Carbohydrate khá cao. Vậy, mẹ tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?...

Bắp là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng, nhưng thực phẩm này cũng chứa hàm lượng tinh bột và Carbohydrate khá cao. Vậy, mẹ tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? Cách ăn như thế nào để đường huyết vẫn được kiểm soát tốt? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng Nutricare giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

1. Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn bắp, lượng ăn không quá nửa trái bắp/ 1 bữa. Bắp là thực phẩm giàu tinh bột và có chỉ số đường huyết (GI = 69) thuộc nhóm cao. Điều này có nghĩa là lượng đường trong máu mẹ bầu có thể tăng lên sau khi ăn nhiều bắp.

Tuy nhiên, trái bắp cũng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu. Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g bắp:

  • Protein: 4.1g
  • Chất xơ: 1.2g
  • Magie: 39mg
  • Sắt: 0.6mg
  • Kali: 306mg
  • Vitamin C: 12mg
  • Folate: 33mcg
  • Riboflavin (Vitamin B2): 0.08mg
  • Beta-carotene: 0.13-2.7nmol/g

Vì vậy, mẹ bầu tiểu đường có thể ăn ngô với lượng nhỏ, đúng cách để tận dụng được những lợi ích của loại thực phẩm này.

Người tiểu đường thai kỳ nên hạn chế, không ăn quá nhiều bắp Người tiểu đường thai kỳ nên hạn chế, không ăn quá nhiều bắp

2. Dinh dưỡng có trong bắp tốt cho mẹ và bé

Mặc dù ngô có chỉ số GI cao, nhưng thực phẩm này vẫn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé, một số lợi ích khi mẹ tiểu đường ăn lượng ngô phù hợp:

2.1. Bảo vệ tim mạch

Bắp ngô chứa nhiều chất xơ hòa tan, hỗ trợ làm giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể. Cơ chế của tác dụng này đó là lượng chất xơ hòa tan sẽ liên kết với Cholesterol trong đường tiêu hóa và ngăn chặn cơ thể hấp thụ nó. Ngoài ra, bắp ngô chứa nhiều Kali, một khoáng chất giúp cân bằng chất điện giải trong máu, làm giảm huyết áp.

Nhờ đó, việc ăn bắp sẽ giúp bảo vệ tim mạch, hỗ trợ giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ,...

Tiêu thụ bắp đem lại nhiều lợi ích cho tim mạch của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ Tiêu thụ bắp đem lại nhiều lợi ích cho tim mạch của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

2.2. Cải thiện hệ tiêu hóa

Bên cạnh đó, lượng chất xơ và tinh bột có trong bắp còn có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi trong ruột, cải thiện hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Không chỉ vậy, chất xơ hòa tan giữ nước trong ruột, giúp phân mềm, tăng khối lượng phân để di chuyển dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón - một tình trạng khá phổ biến khi mang thai.

2.3. Tăng cường miễn dịch

Trong bắp có chứa Beta caroten và Vitamin C. Đây là những chất oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và thai nhi.

Ăn ngô cải thiện hệ miễn dịch Ăn ngô cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ tiểu đường thai kỳ

2.4. Ngừa thiếu máu thai kỳ

Bắp là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu sắt, một khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự hình thành hồng cầu. Thêm vào đó, Vitamin B2 trong bắp có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa Amino acid làm tổn thương mạch máu, gây thiếu máu.

Chính vì vậy mẹ bầu tiểu đường bổ sung một lượng bắp vừa đủ trong chế độ ăn uống của mình sẽ giúp thúc đẩy hình thành và bảo vệ tế bào hồng cầu mới mới, ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ.

2.5. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh

Hàm lượng Folate đáng kể trong bắp là thành phần quan trọng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi cũng như giảm khả năng sảy thai trong 3 tháng đầu.

Hàm lượng Folate trong bắp Hàm lượng Folate trong bắp giúp cung cấp một lượng thiết yếu cho mẹ tiểu đường thai kỳ

2.6. Một số lợi ích khác

Một số lợi ích khác mà mẹ tiểu đường thai kỳ nhận được khi ăn bắp:

  • Tốt cho mắt: Lượng Beta-caroten có trong bắp là tiền chất của Vitamin A, khi hấp thu vào cơ thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị lực của mẹ bầu và thai nhi.
  • Tốt cho sự phát triển não bộ: Bắp chứa nhiều Folate, Vitamin B6 và Vitamin E giúp hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Tốt cho làn da của mẹ: Bắp chứa nhiều Vitamin C, Vitamin E giúp tăng cường sản xuất collagen, giúp da mẹ bầu mịn màng và tươi trẻ.

Bổ sung lượng bắp phù hợp cho mẹ và thai nhi Bổ sung lượng bắp phù hợp vào thực đơn đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi

3. Rủi ro có thể gặp phải khi mẹ bầu tiểu đường ăn quá nhiều bắp

Mặc dù bắp có chứa nhiều dinh dưỡng tốt, như đối với mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Bởi lẽ, bắp có chỉ số GI cao, đồng thời lượng tinh bột và Carbohydrate dồi dào trong ngô sẽ làm tăng lượng đường trong máu mẹ bầu sau khi ăn. Điều này có thể dẫn tới việc khó kiểm soát đường huyết, tăng các nguy cơ như: làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng nguy cơ gặp biến chứng, trẻ sau sinh dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường type 2,...

Do đó, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần chú ý lượng khẩu phần ăn phù hợp.

Nếu kiểm soát khẩu phần bắp không tốt, mẹ bầu tiểu đường có thể gặp phải tình trạng tăng đường huyết quá mức sau khi ăn

4. Bổ sung bắp đúng cách cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Vậy để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới việc kiểm soát đường huyết mà vẫn nhận được lợi ích về dinh dưỡng từ trái bắp, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Liều lượng: Mẹ bầu không nên ăn quá nửa bắp ngô trong 1 bữa.
  • Lưu ý:
    • Nên phối hợp đa dạng các loại thực phẩm khác trong bữa ăn để giảm thiểu lượng tinh bột nạp vào cơ thể và tăng cường nhiều chất dinh dưỡng khác. Mẹ bầu có thể kết hợp với các thực phẩm như: Rau xanh, thịt nạc, cá, trái cây,...
    • Nên bổ sung ngô trong bữa sáng hoặc các bữa ăn chính, không nên ăn bắp thêm vào các bữa ăn phụ.
    • Đồng thời khi ăn ngô nên hạn chế thực phẩm giàu tinh bột khác như: gạo, mì, khoai, bánh mì,...
    • Chỉ nên ăn ngô luộc, không nên dùng các sản phẩm ngô chế biến khác như ngô chiên, ngô xào,... để tránh hấp thu thêm nhiều lượng chất béo và đường.

Hạn chế khẩu phần bắp Mẹ tiểu đường thai kỳ nên hạn chế hoặc kiểm soát lượng khẩu phần bắp phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết

Trên đây là giải đáp của chuyên gia về câu hỏi: "Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?" Mặc dù bắp là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt, nhưng mẹ bầu tiểu đường cần hạn chế ăn ngô, đồng thời chú ý đến thực phẩm bổ sung vào cơ thể để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến việc kiểm soát đường huyết.

Sữa Glucare Gold

1