Xem thêm

Thế nào là ăn uống khoa học? Các nguyên tắc cần áp dụng để bảo đảm ăn uống khoa học cho gia đình

Ăn uống khoa học là gì? Ý nghĩa của việc ăn uống khoa học Ăn uống khoa học là chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của...

Ăn uống khoa học là gì? Ý nghĩa của việc ăn uống khoa học Ăn uống khoa học là chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Chế độ ăn phải đảm bảo đủ về mặt số lượng cũng như chất lượng để cơ thể có thể có đủ năng lượng giúp tăng trưởng, khỏe mạnh về cả thể chất, tinh thần. Thói quen ăn uống khoa học giúp cơ thể tránh được tình trạng: thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì. Ít có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, đột quỵ. Đồng thời, cân đối được lượng thức ăn tiêu thụ, đảm bảo các chất nạp vào cơ thể đa dạng, hạn chế các chất béo xấu gây bệnh.

Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Chế độ ăn khoa học xây dựng trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của mỗi cá nhân cùng với thói quen ăn uống. Các nhà khoa học về dinh dưỡng đã xây dựng nhiều khuyến nghị tiêu chuẩn chung về chế độ ăn tốt cho sức khoẻ như: tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành, tháp dinh dưỡng cho trẻ em, lời khuyên dinh dưỡng để lựa chọn thực phẩm… Tuy nhiên, cần dựa trên cả tiêu chuẩn và đặc điểm của mỗi cá nhân để xây dựng và lựa chọn một chế độ ăn phù hợp nhất tùy thuộc vào giới tính, chiều cao, cân nặng, mức độ hoạt động và nhiều yếu tố khác.

Gợi ý thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là mục tiêu của nhiều người. Lập kế hoạch ăn uống khoa học có thể giúp bạn đi đúng hướng, giải quyết được câu hỏi "thế nào là ăn uống khoa học". Nhờ đó, cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.

Bất kể mục tiêu dinh dưỡng của bạn là gì, việc chuẩn bị và lập kế hoạch không cần tốn nhiều thời gian và phức tạp. Chỉ cần vài bước đơn giản bao gồm: lên thực đơn bữa ăn cơ bản, lập danh sách mua sắm, mua sắm có chiến lược và chuẩn bị thức ăn đủ cho từng bữa. Những điều này sẽ giữ cho bạn tràn đầy năng lượng, đáp ứng các mục tiêu dinh dưỡng, giảm lãng phí thực phẩm và tiết kiệm tiền bạc.

Mỗi ngày bao gồm ba bữa ăn chính và ba bữa ăn nhẹ và có sự cân bằng lành mạnh của carbohydrate, chất béo và protein. Bạn cũng sẽ nhận được nhiều chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các loại đậu. Bạn có thể điều chỉnh lượng calo bằng cách loại bỏ đồ ăn nhẹ nếu bạn muốn giảm cân.

caption

Gợi ý thực đơn Eat Clean dành cho những bạn muốn cải thiện sức khỏe và duy trì vóc dáng cân đối

Chế độ ăn Eat Clean sử dụng những thực phẩm tươi sạch và loại bỏ thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, nêm nhiều gia vị. Các món ăn được chế biến theo phương pháp này đa số đều là hấp, luộc, salad trộn… để giữ nguyên sự tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.

Ví dụ:

Thực đơn phòng ngừa suy giảm trí nhớ, tốt cho sức khỏe MIND MIND là chế độ ăn uống hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ và bơ động vật. Chủ yếu tập trung vào các loại trái cây, rau lá xanh và các loại hạt để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuân theo chế độ khoa học này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường huyết, cải thiện mức cholesterol, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Cách ăn uống khoa học của người Nhật Chế độ ăn uống truyền thống của người Nhật Bản thường sẽ bổ sung thực phẩm giàu cá, hải sản và thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Chỉ dùng một lượng tối thiểu protein động vật, đường bổ sung và chất béo. Chế độ này bao gồm các loại thực phẩm theo mùa được chế biến thành nhiều món ăn nhỏ khác nhau. Phong cách ăn uống này nhấn mạnh hương vị tự nhiên của món ăn thay vì dùng nhiều nước sốt hoặc gia vị.

Các thói quen ăn uống thông minh hơn, khoa học hơn

Dưới đây là sáu cách giúp bạn có thể tạo ra bữa ăn ngon, lành mạnh và thực sự thích thú với thực đơn hàng ngày:

  1. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến có nhiều chất bảo quản và gia vị nhân tạo.
  2. Tăng cường sử dụng thực phẩm tươi sạch, đặc biệt là rau và trái cây.
  3. Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ để tăng cường tiêu hóa.
  4. Giảm thiểu sử dụng đường và chất béo không lành mạnh.
  5. Uống đủ nước hàng ngày để duy trì cân bằng nước trong cơ thể.
  6. Lắng nghe cơ thể và chỉ ăn khi đói thực sự.

Thay đổi thói quen ăn uống không phải chuyện dễ dàng nhưng nếu bạn quyết tâm tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp sức khoẻ được ổn định lâu dài, đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Hy vọng lời giải đáp "thế nào là ăn uống khoa học" của Cleanipedia đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn áp dụng thành công.

Tác giả: Team Cleanipedia

1