Sữa chua có đường bao nhiêu calo? Rất nhiều người lo ngại về lượng đường có trong sữa chua có đường dễ gây tăng cân. Nhưng sự thật có phải như vậy không? Ăn sữa chua có mập không? 1 hộp sữa chua bao nhiêu calo? Câu trả lời sẽ được chúng tôi bật mí với bạn trong bài viết bên dưới.
Sữa chua có đường chứa ít calo, không gây béo và duy trì ổn định cân nặng
1. Sữa chua làm từ gì?
Sữa chua là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được lên men lactic từ các loại sữa, đặc biệt sử dụng nhiều nhất là sữa bò tươi. Quá trình lên men lactic tạo ra các lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể, cải thiện một số bệnh lý, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Sữa chua có đường truyền thống có kết cấu lỏng, sánh mịn đã trở thành món ăn phổ biến cho mọi lứa tuổi và phù hợp với hầu hết các khẩu vị khác nhau. Do đó sữa chua trở thành thực phẩm phổ biến và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
2. Thành phần dinh dưỡng trong sữa chua có đường
2.1. Protein
Trong 100g sữa chua chứa khoảng 3,7g protein. Có thể nói sữa chua là một sản phẩm giàu protein. Protein được chia thành 2 loại:
- Whey protein: Chiếm khoảng 20%, gồm các axit amin phân nhánh và protein sinh học có tác dụng giúp cơ bắp chắc khỏe, chống tác nhân vi sinh gây bệnh và phòng chống sự phát triển của các khối u.
- Casein protein: Chiếm khoảng 80%, chủ yếu từ histidine, methionine và phenylalanine,.... giữ vai trò vận chuyển và hấp thu các chất như canxi, phốt pho, xây dựng tế bào hoàn chỉnh, hỗ trợ hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và miễn dịch.
2.2. Chất béo
Hàm lượng chất béo dao động từ 0,4 - 3,3% trong sữa chua có đường. Chất béo gồm 2 loại là chất béo bão hòa (70%), còn lại là các chất béo không bão hòa. Thường 1 hũ sữa chua 100g có 3.0g chất béo. Vậy ăn sữa chua có tăng cân không?
Không nên lầm tưởng rằng các chất béo này gây tăng cân, có hại cho sức khỏe. Các axit béo trong sữa chua góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển trí não, thị giác, hệ miễn dịch,...
Chất béo trong sữa chua không gây tăng cân và góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể
2.3. Đường
Sữa chua có đường có hàm lượng carbohydrate lý tưởng từ 8 - 11%. Đường trong sữa chua chủ yếu có nguồn gốc từ đường lactose được phân hủy trong quá trình lên men tự nhiên của sữa tươi. Acid lactic sẽ phân hủy đường trong sữa tạo nên hương vị và mùi vị đặc trưng cho sữa chua. Do đó, đường trong sữa chua là đường dễ dung nạp vào cơ thể.
2.4. Vitamin và khoáng chất
Mỗi loại sữa chua khác nhau sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất khác nhau. Tuy nhiên, các loại sữa chua có đường được lên men từ sữa tươi thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin E, vitamin D, vitamin B12,...
Sữa chua có đường có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu
2.5. Probiotic
Sữa chua là một nguồn cung cấp probiotic (men vi sinh) phổ biến nhất. Bởi probiotic là dạng lợi khuẩn liên quan đến việc cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm các triệu chứng tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Trong một nghiên cứu của bệnh viện Vestfold Hospital Trust tại Na-uy, probiotic có khả năng giúp giảm cân cũng như điều chỉnh chỉ số khối cơ thể BMI hiệu quả. Vì men vi sinh có khả năng điều tiết cân nặng, cân bằng đường ruột và hạn chế khả năng giải phóng calo biến thành chất béo gây thừa cân.
Vậy một hộp sữa chua có đường bao nhiêu calo? Phần dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé.
3. 1 hũ sữa chua bao nhiêu gam? 1 hộp sữa chua có đường bao nhiêu calo?
1 hũ sữa chua có đường bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một hộp sữa chua có đường thường có 100g và chứa 100 - 120 calo. Đây có thể là mức calo phù hợp dành cho cả những người ăn kiêng hoặc giảm cân. Việc cân đo lượng calo có trong một hộp sữa chua có đường giúp bạn có thể điều chỉnh được mức năng lượng đã nạp vào cơ thể để kiểm soát cân nặng.
4. Công dụng của sữa chua có đường
Hiện nay, sữa chua có đường là một trong những món ăn ngon miệng với mọi người. Việc ăn sữa chua hàng ngày mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Cải thiện hệ tiêu hóa: nhờ các lợi khuẩn cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại giảm nguy cơ táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác.
- Cơ thể dẻo dai, xương chắc khỏe hơn: do hàm lượng lượng canxi trong sữa chua khá cao, nên nếu ăn thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương.
- Nâng cao hệ miễn dịch: nhờ probiotic giảm viêm, giảm nhiễm virus, rối loạn đường ruột, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm khả năng mắc bệnh.
- Tác dụng làm đẹp: sữa chua là thực phẩm để kiểm soát cân nặng và giúp làm đẹp gia.
5. Ăn sữa chua có gây béo không? Những lợi ích khi ăn sữa chua
Sự thật là ăn sữa chua có đường không gây béo phì mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu ăn sữa chua đúng cách có thể giảm cơn thèm ăn, duy trì cân nặng ổn định, xây dựng cơ bắp và đốt cháy calo đồng thời giúp giấc ngủ ngon hơn.
5.1. Giúp giảm cơn thèm ăn
Nhờ thành phần protein có trong sữa chua mà hormone đói (Ghrelin) được điều hòa. Vì vậy, protein có thể chuyển hóa calo dư thừa và tạo ra cảm giác no lâu. Sữa chua có đường đúng cách, người sử dụng sẽ được cung cấp lượng calo vừa đủ để cân bằng dinh dưỡng và giải quyết triệt để cơn thèm.
Protein ức chế hormon đói tạo cảm giác no lâu, giảm cơn thèm ăn
5.2. Duy trì cân nặng ổn định
Dù không trực tiếp tác động đến sự tăng hay giảm cân nặng của mỗi người nhưng sữa chua cũng góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát cân nặng. Việc tăng nồng độ các loại hormone giảm thèm ăn như peptide YY và GLP-1 hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể, tỷ lệ mỡ cơ thể, vòng eo một cách từ từ và an toàn. Chính vì thế mà sữa chua trở thành sản phẩm được những người giảm cân và ăn kiêng ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
Ăn sữa chua đều đặn có thể kiểm soát cân nặng, giảm tỷ lệ mỡ một cách từ từ
5.3. Xây dựng cơ bắp và đốt cháy calo
Theo một nghiên cứu, sữa chua giúp tăng tốc độ đốt cháy chất béo, ổn định cân nặng, và xây dựng cơ bắp nhờ kết hợp giữa canxi, vitamin D và các acid amin có trong sữa chua.
Kết hợp tập thể dục cùng với ăn sữa chua đều đặn giúp phát triển cơ bắp
5.4. Giúp giấc ngủ ngon hơn
Tuy là sản phẩm quen thuộc với mọi lứa tuổi, ít ai biết ăn sữa chua trước khi ngủ mang lại giấc ngủ sâu hơn. Nhờ thành phần tryptophan - chất có khả năng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể con người. Tryptophan sản sinh ra serotonin và melatonin, hormone kích thích cơn buồn ngủ và giúp thần kinh được thư giãn. Theo chia sẻ của nhiều người, việc ăn sữa chua mang lại cho người sử dụng một giấc ngủ ngon hơn.
Ăn sữa chua buổi tối có lợi cho hệ tiêu hóa và mang lại giấc ngủ dài
6. Cách ăn sữa chua đúng cách
Ăn sữa chua đúng cách rất quan trọng, nhờ vậy cơ thể mới có thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Dưới đây là một vài lưu ý có thể tham khảo để ăn sữa chua đúng cách:
- Đối với trẻ em bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, sữa chua giúp trẻ nhỏ dễ dàng tiêu hóa, cân bằng lại hệ tiêu hóa và chất kháng sinh lactocidine giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy.
- Không nên ăn sữa chua vào lúc bụng đói, thời điểm ăn tốt nhất là sau bữa ăn 1 - 2 giờ.
- Không nên đun nóng sữa chua vì nhiệt độ cao sẽ làm mất tác dụng và giảm hương vị của sữa chua.
- Chỉ nên bổ sung sữa chua sau khi đã hết dùng kháng sinh và không ăn trong lúc đang dùng kháng sinh.
- Lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước khi ăn 15 phút.
7. Có nên dùng sữa chua hàng ngày không?
Có. Các chuyên gia y tế cũng khuyến khích mọi người ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để nâng cao hệ tiêu cao và ngăn ngừa các bệnh lý khác. Theo nghiên cứu YINI - Hội đồng Sáng kiến Dinh dưỡng về sữa chua, người thường xuyên ăn sữa chua giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn người không ăn thường xuyên. Mỗi ngày ăn một hộp sữa chua có thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
8. Nên chọn loại sữa chua nào tốt nhất?
8.1. Sữa chua lên men tự nhiên
Sữa chua lên men tự nhiên không chứa chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo. Đảm bảo rằng sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Loại sữa chua này cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi, protein, canxi, vitamin và các khoáng chất góp phần cải thiện một số vấn đề tiêu hóa, miễn dịch, tim mạch,...
8.2. Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp là sữa chua đã được tách bỏ nước trong quá trình lên men, sản phẩm tạo thành có kết cấu đặc như kem, sánh mịn và dẻo hơn so với sữa chua thường. Đây là chính điểm khác biệt tạo nên hương vị rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Việc tách nước trong quá trình lên men làm cho sữa chua Hy lạp giàu hàm lượng dinh dưỡng như canxi, protein và chất béo cao hơn hẳn so với sữa chua đường. Song quá trình lọc sữa cũng giúp loại bỏ bớt lactose nên ít calo, ít cholesterol hơn.
8.3. Sữa chua truyền thống
Với sữa chua truyền thống chỉ cần 2 nguyên liệu đơn giản là sữa tươi và bột lên men đã cho ra một món ăn ngon miệng. Sau khi đun sôi sữa, để nguội đến nhiệt độ 40 - 45 độ C và trộn men vào. Sau đó đem đi ủ trong một khoảng thời gian, sản phẩm được tạo thành là sữa chua truyền thống chua, ngọt nhẹ. Đây có lẽ là món ngon tại nhà đơn giản, dễ làm nhất và an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua truyền thống khó khăn trong bảo quản nhiều hơn so với các loại sữa chua khác.
8.4. Sữa chua nguyên chất
Sữa chua nguyên chất không chứa bất kỳ chất bổ sung nào như đường, chất làm đặc, chất điều chỉnh vị, hương liệu. Loại sữa chua này có hương vị đặc trưng, độ chua của sữa chua nhẹ hay đậm tùy thuộc vào quá trình ủ và thời gian ủ. Sữa chua nguyên chất được xem là một món ăn lành mạnh với thành phần hoàn toàn tự nhiên.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về sữa chua có đường bao nhiêu calo? Vì thế, việc ăn sữa chua có đường sẽ không khiến bạn tăng cân, ngược lại còn giúp bạn cải thiện sức khỏe, vóc dáng và ổn định cân nặng rất tốt. Bạn nên kết hợp việc ăn sữa chua mỗi ngày cùng với tập thể dục thường xuyên chính là phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả.