Xem thêm

Phổ tai: Thực phẩm thanh nhiệt mùa hè

Phổ tai là loại rong biển được đem phơi khô. Phổ tai là một loại rong biển phơi khô, khá quen thuộc trong các món ăn thanh nhiệt, giải khát mùa hè nóng nực như...

Phổ tai là loại rong biển được đem phơi khô. Phổ tai là loại rong biển được đem phơi khô.

Phổ tai là một loại rong biển phơi khô, khá quen thuộc trong các món ăn thanh nhiệt, giải khát mùa hè nóng nực như sâm bổ lượng , chè… Nguyên liệu này không chỉ là món ăn được ưa chuộng mà còn có nhiều công dụng điều trị bệnh hiệu quả. Bây giờ, cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm và cách sử dụng của phổ tai với bác sĩ Phạm Lê Phương Mai nhé.

Phổ tai là gì?

Giới thiệu về rong biển

Rong biển là dạng rong sống ở biển, với nhiều tên gọi khác nhau như tảo biển, rau biển… Các nghiên cứu đã tìm thấy, vết tích của rong biển từ rất lâu trên trái đất. Hiện nay, có thể tìm thấy rong biển ở khắp các đại dương ở các châu lục trên thế giới. Từ các vách đá, trên rặn san hô, hay thậm chí dưới đáy nước sâu, miễn có ánh sáng mặt trời chiếu tới, đều có sự xuất hiện của loài thực vật này.

Với nhiều hình dạng và màu sắc đa dạng khác nhau, từ đỏ, xanh, đen, nâu… loài thực vật này là nguồn dự trự thức ăn dồi dào cho nhiều sinh vật ở đại dương. Bên cạnh đó, chúng còn có thể thích nghi được cả ở những vùng nước lợ.

Tại các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… tảo biển là nguyên liệu cực kỳ phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong ngành ẩm thực và sức khỏe. Ở Việt Nam, nhiều loài rong biển khác nhau được du nhập vào và được ưa chuộng như rong biển wakame, arame, hijiki, kombu, nori…

Giới thiệu về phổ tai

Theo một số tài liệu, phổ tai (fried seaweed) là một loại rong biển dưới dạng được phơi khô. Trong tự nhiên, chúng ở dạng lá mỏng với bề ngang lớn hơn 50cm, dài gần vài mét, màu xanh lá đậm. Loài thực vật này thu hoạch dễ dàng ở hầu hết các vùng biển trên thế giới.

Sau khi được loại bỏ chất bẩn, thái sợi, phơi khô, phổ tai chuyển dần sang màu xanh nâu đậm, mùi hương đặc trưng. Chính vì vậy, khi muốn sử dụng chúng trong ẩm thực, chúng ta sẽ đem ngâm lại với nước, nguyên liệu sẽ hút nước, mềm lại và nở ra từ từ. Khi thưởng thức sẽ cảm thấy vị ngọt, nhai giòn, dai, mát, rất được thực khách yêu thích. Đặc biệt, loại này không có vị tanh như nhiều loài rong biển khác.

Bảo quản

Nguyên liệu sau khi thu hoạch, rửa sạch, loại bỏ chất bẩn, để trong bọc kín, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, giữ nơi thoáng mát. Tốt nhất nên để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu hơn, giữ được vị giòn và màu xanh đặc trưng vốn có.

Giá trị dinh dưỡng của phổ tai

Theo nhiều tài liệu, rong biển nói chung và phổ tai nói riêng, có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú.

Trong 100g rong biển tươi gồm:

  • Năng lượng 43 kcal.
  • Protein 2g, chất béo 1g, carbohydrate 10g, chất xơ…
  • Các vitamin K 80%RDI, vitamin A, C, E, B
  • Và chất khoáng khác như: Iod 65%RDI, Mg 180%RDI, mangan 70%RDI, natri 70%RDI, folate 50%RDI, sắt 20%RDI, kalo 45%RDI, canxi…các acid béo omega 3 và 6, choline, alkane mannitol, fertile clement…
  • Ngoài ra, chúng còn chữa polysacarit sunfat (sPS), là hợp chất có nguồn gốc từ thực vật, góp phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trong phổ tai chứa:

  • Lượng protein hầu như không có.
  • Dồi dào các vitamin A, B1, B12, C và các khoáng chất thiết yếu như sắt, photpho, canxi…
  • Đặc biệt, hàm lượng sắt và canxi theo các nghiên cứu cao hơn trong bơ và sữa gấp 10 lần.

RDI: nhu cầu hàng ngày được khuyến nghị.

Tác dụng của phổ tai

Hỗ trợ hệ tim mạch, giảm mỡ máu

Phổ tai là loại thực phẩm giàu kali, canxi - các ion có tác dụng ổn định hệ tim mạch và cả các chất oxy hóa giúp tim luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc chứa nhiều omega, kích thích chuyển hóa cholesterol xấu ở gan, cũng góp phần làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như thiếu máu tim, nhồi máu tim…

Nguồn iod dồi dào, giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ

Theo nhiều nghiên cứu khuyến nghị rằng, trung bình mỗi ngày, con người nên nạp khoảng 150 mcg hàm lượng iod, giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn. Và phổ tai chính là lựa chọn tuyệt vời, là nguồn cung cấp iod dồi dào cho cơ thể. Thực tế, một miếng rong biển khô sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 11% lượng iod cần hằng ngày. Tùy theo loại tảo và nơi thu hoạch mà lượng iod thu được sẽ có sự khác nhau. Đặc biệt, rong biển khô xanh sẽ có hàm lượng iod cao hơn những loại còn lại.

  • Rong biển kombu: khoảng 2500 mcg iod/gram.
  • Rong biển nori: khoảng 40 mcg iod/gram.
  • Rong biển wakame: khoảng 140 mcg iod/gram.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngừa táo bón

Trong nguyên liệu này, chất xơ cũng như một số hoạt chất thiết yếu, có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những tác động xấu của acid, hay những gốc tự do không tốt. Nhờ vậy mà hệ thống tiêu hóa cũng được hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa được những cơn đau dạ dày cũng như giảm táo bón. Bên cạnh đó, thành phần đường mannitol giúp nuôi dưỡng các vị khuẩn có lợi cho đường ruột, thanh lọc và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Thân thiện với người thừa cân, béo phì, ăn kiêng

Nhờ việc chứa lượng calo thấp, phổ tai phù hợp với những đối tượng cần giảm cân, ăn kiêng mà vẫn có thể đảm bảo phù hợp cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chất xơ dồi dào trong thực phẩm làm tăng cảm giác no, giảm cơn thèm ăn, ngăn chặn sự hình thành của các chất béo có hại cho cơ thể.

Phù hợp với phụ nữ mang thai

Phổ tai là nguồn cung cấp chất khoáng cũng như vitamin dồi dào, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện thai nhi, ngừa các dị tật bẩm sinh. Trong đó, thành phần folate cần thiết cho sự phân chia tế bào, hình thành tế bào máu, tổng hợp DNA trong cơ thể, hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.

Chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa

Trong phổ tai, hàm lượng các chất chống oxy hóa như vitamin, hợp chất canxi,… khá cao. Đặc biệt là vitamin C góp phần quan trọng trong việc tạo ra các collagen, mô liên kết và làm tăng độ đàn hồi cho da. Không chỉ như vậy, thành phần này còn tăng sức miễn dịch, tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể với các yếu tố bất lợi bên ngoài, chậm quá trình lão hóa.

Phổ tai trong Y học cổ truyền

Theo dân gian, phổ tai có vị ngọt, tính hàn, giòn, mùi đặc trưng.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, hạ áp, giảm đau giảm viêm,…

Cách sử dụng phổ tai

Phổ tai có hương vị đặc biệt, có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau. Dù là sử dụng tươi khi ngâm nước hay nấu chín, hòa trộn với các nguyên liệu khác…vẫn không bị lấn át về mùi vị.

Khi dùng loại thực phẩm này, ta ngâm chúng với nước lạnh cho mềm, nở ra, khoảng hơn 15 phút. Sau đó cắt thành những sợi nhỏ vừa miệng, rửa sạch bụi bẩn, mùi tanh là có thể thưởng thức. Người dân thường dùng nguyên liệu kết hợp với mủ gòn, hạt é, chè… sẽ hấp dẫn hơn.

Cách để khử mùi tanh của phổ tai

Do có mùi đặc trưng, nên nguyên liệu cần được sơ chế trước khi chế biến:

  • Sau khi ngâm phổ tai cho nở ra, đem bóp nhẹ với chút muối. Cách này sẽ giảm mùi khó chịu, cũng như nhớt từ rong biển.
  • Ngâm nguyên liệu với gừng băm nhỏ. Gừng có vị cay, tính ấm giúp điều hòa tiêu hóa, cân bằng và tăng hương vị món ăn.
  • Một số gia vị khi kết hợp, giúp át mùi tanh của thực phẩm này như hành, dầu mè, tỏi…

Phổ tai khi dùng đem ngâm cho nở mềm ra. Phổ tai khi dùng đem ngâm cho nở mềm ra

Một số lưu ý khi sử dụng

Do là nguồn iod dồi dào trong tự nhiên, nên việc sử dụng quá nhiều phổ tai sẽ dẫn đến sự dư thừa iod trong cơ thể. Điều này không tốt cho sức khỏe chúng ta, tuy nhiên may mắn là một lượng lớn iod có thể sẽ mất đi trong quá trình sơ chế. Ví dụ, tảo bẹ trong 15 phút đun sôi sẽ mất khoảng 90% hàm lượng iod.

Vì ở dạng phơi khô, nên khi dùng cần chú ý tránh gây lãng phí. Bởi sau khi ngâm nước phổ tai sẽ nở ra khá nhiều so với dạng ban đầu.

Thời gian ngâm rong biển khô khoảng 2 tiếng. Không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất là sử dụng nước ở nhiệt độ thường.

Sau khi ngâm cần rửa sạch nhiều lần với nước cho hết nhớt.

Do có tính hàn, nên người bị tiêu chảy, lạnh bụng khi dùng cần cẩn trọng.

Phổ tai trong ẩm thực và điều trị bệnh

Phổ tai xào nấm mèo

Với hai nguyên liệu đặc biệt, có giá trị thực dưỡng và phòng bệnh cao. Không chỉ có hương vị thơm ngon mà món ăn này khá bổ dưỡng giúp lợi tiểu, giảm phù, nhuận tràng, hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Phổ tai trộn cơm

Trong thực dưỡng, nhân dân dùng rong biển khô nấu chung với gạo lứt, hạt sen, đậu đỏ… Món ăn này sẽ giàu khoáng chất, bổ dưỡng hơn, đồng thời cơm sẽ mềm mịn.

Canh rong biển khô

Một bát canh rong biển vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Đây là món ăn bồi bổ sức khỏe, phổ biến trong nhiều nền ẩm thực trên thế giới. Có thể kết hợp với các nguyên liệu khác, tạo ra món ăn tuyệt vời như thịt bò, đậu hủ…

Phổ tai nấu chè

Không chỉ hương vị thơm ngon, giòn, chè phổ tai còn giúp thanh nhiệt, giải khát, nhuận tràng hiệu quả. Kết hợp với các nguyên liệu như đậu xanh, đậu đỏ, đường phèn, khoai, nha đam… có thể tạo ra nhiều món chè đặc sắc khác nhau.

Sâm bổ lượng

Một cái tên quen thuộc trong các loại thức uống giải khát. Đúng như tên gọi, đây là thức uống bồi bổ, thanh nhiệt, giúp hỗ trợ sức khỏe của chúng ta. Nguyên liệu gồm có: hạt sen, bo bo, củ sen, long nhãn, củ năng, táo tàu, đường phèn, phổ tai… mỗi loại khoảng 200 g tùy khẩu vị.

Sâm bổ lượng là món ăn quen thuộc, thanh nhiệt giải khát hiệu quả Sâm bổ lượng là món ăn quen thuộc, thanh nhiệt giải khát hiệu quả

Từ lâu, dân gian ta đã biết khai thác toàn diện nguyên liệu rong biển nói chung và phổ tai nói riêng trong ẩm thực, quá trình sinh hoạt hằng ngày, cũng như trong việc điều trị bệnh. Dù còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu sâu hơn nữa, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời từ thực phẩm đặc biệt này đối với cuộc sống con người.

1