Xem thêm

Những trường hợp cần tránh khi ăn tôm để bảo vệ sức khỏe

Trong 100g tôm tươi, bạn sẽ tìm thấy 18.4g protein dạng tinh khiết, đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Tôm cũng ít chất béo hơn cá và gia cầm,...

Trong 100g tôm tươi, bạn sẽ tìm thấy 18.4g protein dạng tinh khiết, đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Tôm cũng ít chất béo hơn cá và gia cầm, nhưng lại giàu vitamin A, kali, iốt, magiê, phốt pho và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho cơ thể.

Theo giáo sư dinh dưỡng Robin Danowski tại Đại học La Salle (Mỹ), tôm có tác dụng giảm viêm, tăng cường chức năng hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tuyến giáp và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

Những trường hợp nên tránh ăn tôm có thể bạn chưa biết Tôm tươi ngon tại Buffet Poseidon

Ai nên tránh ăn tôm?

  • Người đang bị ho không nên ăn tôm vì có thể làm tình trạng ho trở nên nặng hơn. Hệ hô hấp của những người đang bị ho thường phản ứng với vị tanh từ tôm, gây ra tình trạng ho kéo dài. Nếu bạn có ho do dị ứng, hạn chế ăn tôm cho đến khi ho chấm dứt hoàn toàn, bởi ho cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm .

  • Người bị đau mắt đỏ: Theo các bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài tôm, cần hạn chế tiếp xúc với các loại hải sản có mùi tanh như cua, mực, cá...

  • Người có hàm lượng cholesterol cao: Trong 100g tôm, có chứa đến 152mg Cholesterol. Vì vậy, những người có hàm lượng cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hoặc có tiền sử bệnh tim mạch, nên hạn chế ăn tôm.

  • Người yếu bụng: Nếu bạn hay bị tiêu chảy, dạ dày nhạy cảm với hải sản, đường ruột dễ bị kích ứng, hạn chế ăn tôm. Ăn quá nhiều tôm có thể gây đau bụng và tiêu chảy.

  • Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp: Không nên ăn nhiều hải sản vì sẽ tăng lượng purine trong cơ thể, làm tinh thể acid uric trong khớp tích tụ và gây tổn thương khớp.

Những trường hợp nên tránh ăn tôm có thể bạn chưa biết

  • Người đang bị hen suyễn: Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng và co thắt cơ khí quản. Do đó, những người bị hen suyễn nên tránh ăn tôm để tránh tình trạng hen suyễn trở nên xấu đi.

  • Người có triệu chứng viêm: Tôm chứa các chất có thể làm gia tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Bệnh nhân bị u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

  • Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp: Tôm và các hải sản khác chứa nhiều iốt, có thể làm tình trạng bệnh về tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp, hạn chế ăn tôm.

  • Người bị dị ứng hải sản: Những người bị dị ứng hải sản có thể dị ứng với tôm, gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ hoặc phồng rộp sau khi tiếp xúc với đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Nếu bạn đã từng có các triệu chứng này, hãy chú ý khi ăn tôm hoặc tốt nhất là không nên ăn.

Những thực phẩm không phù hợp khi kết hợp với tôm

Như đã đề cập ở trên, để có món tôm ngon và bổ dưỡng nhất, không chỉ cần chọn tôm tươi sống, không ăn đầu tôm và loại bỏ đường chỉ đen trên lưng tôm, mà còn cần tránh kết hợp với những thực phẩm sau: bí đỏ, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, đậu nành, cà chua, táo đỏ.

Hãy ghi nhớ những điều này từ Poseidon để có những bữa ăn ngon lành từ tôm mà vẫn đảm bảo sức khỏe của bạn!

Thanh Thúy

1