Xem thêm

Người bị giãn tĩnh mạch có nên tập gym không?

Tập gym không chỉ là một sở thích mà còn mang lại lợi ích sức khỏe và giúp khắc phục những khuyết điểm về thể hình. Tuy nhiên, nhiều người bị lo ngại rằng việc...

Tập gym không chỉ là một sở thích mà còn mang lại lợi ích sức khỏe và giúp khắc phục những khuyết điểm về thể hình. Tuy nhiên, nhiều người bị lo ngại rằng việc bị giãn tĩnh mạch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc tập gym. Vậy, liệu người bị giãn tĩnh mạch có thể tập gym hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Bị giãn tĩnh mạch có thể tập gym được không?

Cần phải khẳng định rằng hoạt động thể chất là có lợi cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Một chế độ tập luyện phù hợp và đều đặn mỗi ngày là phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe tổng thể. Đối với vùng chân, tập luyện đúng cách giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp chân, tăng tính linh hoạt của khớp xương và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giảm áp lực chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch chân.

Đối với người bị suy giãn tĩnh mạch, việc tập luyện hợp lý giúp giảm tình trạng ứ đọng máu trong tĩnh mạch, từ đó giảm triệu chứng sưng nhức, phù nề và nặng mỏi ở chân. Ngoài ra, việc tập luyện cũng giúp hạn chế quá trình hình thành huyết khối tĩnh mạch và giảm nguy cơ loạn dưỡng dẫn đến lở loét trên da.

Người suy giãn tĩnh mạch vẫn có thể tập gym Người suy giãn tĩnh mạch vẫn có thể tập gym

Vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Người bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không?" là "Có thể". Tập gym là một hình thức hoạt động thể chất với nhiều bài tập được xây dựng dựa trên mục tiêu rèn luyện thể hình của người tập. Trong đó, có những bài tập giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hoàn toàn áp dụng được cho người bị suy giãn tĩnh mạch.

Vì vậy, chỉ cần lựa chọn được bài tập và xây dựng được chế độ tập luyện phù hợp, người bệnh suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể theo đuổi sở thích tập gym của mình. Nếu chưa từng tập gym trước đây, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như sưng tím, tê ngứa bàn chân trong thời gian đầu. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ được khắc phục sau một thời gian tập luyện.

Trước khi bắt đầu tập gym, người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sau đó, bạn cần đến những cơ sở tập gym uy tín, có huấn luyện viên chuyên nghiệp để được tư vấn bài tập và xây dựng thời khóa biểu tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

2. Nguyên tắc khi vận động thể thao cho người suy giãn tĩnh mạch

Hoạt động thể chất là rất cần thiết cho người suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu tập luyện sai cách, người bệnh có thể phải đối diện với các triệu chứng nghiêm trọng và nguy cơ chấn thương. Để tránh gặp phải những rủi ro này, dưới đây là một số nguyên tắc khi vận động thể thao cho người suy giãn tĩnh mạch:

  • Thời gian vận động: Không quá 15 phút/ lần tập với người mới tập luyện và không nên quá 30 phút/ lần với những người đã tập luyện thường xuyên.
  • Tần suất tập luyện: Người bệnh nên duy trì tập từ 1 - 2 lần/ ngày, đều đặn tối thiểu 4 - 5 ngày/ tuần.
  • Cường độ tập luyện: Tăng dần cường độ khi mới bắt đầu đến khi thành thạo, lấy ngưỡng tập khi cảm thấy chân mỏi. Tránh vượt quá ngưỡng tập luyện này khiến chân đau nhức, phù nề hay sưng tấy.
  • Chọn bài tập: Ưu tiên những bài tập nâng cao chân và phối hợp toàn thân nhẹ nhàng. Tránh những bài tập tăng áp lực mạnh lên chân.
  • Điều kiện tập: Tránh vận động mạnh trên địa hình quá cứng hay gồ ghề. Nên ưu tiên tập luyện ở không gian ngoài trời để có tinh thần thoải mái hơn.

Cần chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe Cần chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn giày dép phù hợp và thoải mái để vận động.
  • Kết hợp sử dụng vớ y khoa để bảo vệ tĩnh mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu đồng thời giảm chấn thương.
  • Lựa chọn loại giày có đệm giày, độ đàn hồi tốt để tránh gây đau nhức chân khi tập luyện.
  • Điều chỉnh cường độ tập đảm bảo duy trì nhịp thở đều đặn, tránh nín thở gây ảnh hưởng đến nồng độ oxy máu và hoạt động của hệ tim mạch.
  • Không tập luyện nếu trên chân có các vùng lở loét, rối loạn sắc tố nghiêm trọng.
  • Chú ý khởi động đầy đủ trước khi tập giúp làm mềm gân cốt, hạn chế nguy cơ chấn thương do thay đổi cường độ hoạt tập đột ngột.
  • Sau khi tập cần đi lại nhẹ nhàng để cơ thể điều hòa lại trạng thái bình thường, tránh đứng yên hoặc ngồi nghỉ ngay.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể trước và sau khi tập nhằm đảm bảo thể tích, độ lỏng của máu và tránh tình trạng mất nước, gây rối loạn điện giải.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, tránh để cơ thể bị thiếu năng lượng khi tập luyện.

3. Các môn thể thao phù hợp cho người suy giãn tĩnh mạch

Thực tế, người bệnh suy giãn tĩnh mạch không cần quá khắt khe trong việc lựa chọn các bài tập thể chất. Bạn hoàn toàn có thể duy trì thói quen tập luyện để đạt được hiệu quả tốt với những môn thể thao sau:

3.1 Bơi lội

Bơi lội là một trong những môn thể thao hoàn hảo nhất cho người suy giãn tĩnh mạch. Khi ở trong nước, lực nâng của nước sẽ làm giảm áp lực trên chân do trọng lượng gây ra. Bên cạnh đó, trong khi bơi, cơ thể ở tư thế nằm ngang kết hợp với các động tác chân đạp nước vừa tạo hiệu quả thúc đẩy tuần hoàn, vừa tránh được áp lực cho tĩnh mạch.

Ngoài ra, nhiệt độ tự nhiên của nước cũng làm dịu triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch như sưng, phù nề, đau nhức chân. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ bài tập bơi nào như bơi ngửa, bơi ếch, bơi sải hay bơi bướm đều cho hiệu quả tốt. Nếu đã biết bơi lội, bạn nên tập bơi khoảng 15 - 30 phút/ ngày. Duy trì đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

3.2 Đi bộ

Nhiều người lo ngại áp lực trên chân khi đi bộ có thể ảnh hưởng đến chứng suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này là quá nhỏ so với lợi ích mà nó mang lại. Đi bộ với cường độ phù hợp là một môn thể thao tốt giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp chân - mông, cải thiện độ linh hoạt của hệ xương khớp và thúc đẩy tuần hoàn máu qua tĩnh mạch.

Bạn nên đi bộ từ 15 - 30 phút mỗi ngày Bạn nên đi bộ từ 15 - 30 phút mỗi ngày

Dưới đây là cách đi bộ cho người suy giãn tĩnh mạch chân:

  • Khởi động nhẹ nhàng tại chỗ 5 phút trước khi đi bộ.
  • Bắt đầu đi với tốc độ vừa phải, thoải mái tự nhiên, sau đó tăng dần tốc độ bước chân.
  • Duy trì tư thế thẳng lưng, mở vai, đầu cổ thẳng, mắt nhìn thẳng trong suốt thời gian đi bộ.
  • Bàn chân tiếp đất bắt đầu từ gót rồi đến bàn chân và các ngón chân, sau đó nhấc lên và lặp lại.
  • Hai tay vung vẩy tự nhiên trong lúc đi bộ, tránh mang theo các vật nặng.
  • Duy trì nhịp thở tự nhiên, nếu có nhịp thở gấp, bạn cần tiết chế lại tốc độ tập.
  • Lựa chọn giày tập vừa vặn, êm chân và đàn hồi tốt.
  • Sau khi tập, đi lại nhẹ nhàng 5 phút trước khi nghỉ ngơi hoàn toàn.

3.3 Yoga

Những bài tập yoga nâng cao chân kết hợp kéo giãn cơ được cho là phù hợp với người suy giãn tĩnh mạch. Việc thường xuyên tập luyện các động tác này giúp tăng cường lưu thông máu từ chân về tim, cải thiện các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Các động tác yoga dành cho người suy giãn tĩnh mạch gồm:

  • Động tác nâng chân cao về sau: Người bệnh nằm úp trên thảm tập, từ từ nâng hai chân lên cao để tạo thành một góc khoảng 30 độ so với mặt sàn, giữ chân thẳng. Duy trì tư thế trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 10 - 15 lần. Chú ý thực hiện động tác từ từ để tránh làm tổn thương cơ và ngừng ngay nếu chân có cảm giác đau nhức.
  • Động tác nâng chân ngang hông: Người bệnh nằm trên sàn, nghiêng người về bên phải. Dùng tay phải đỡ đầu, tay trái thả lỏng theo thân người. Từ từ nâng chân trái lên cao, tạo thành một góc 45 độ so với chân phải. Duy trì trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 15 lần, sau đó tập tương tự với bên còn lại. Chú ý không tập động tác này nếu có vấn đề ở cột sống và vùng thắt lưng.

3.4 Đạp xe

Đạp xe đạp là một lựa chọn tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch nhờ khả năng tăng cường sức mạnh cơ bắp chân - mông và tăng cường lưu thông máu. Bên cạnh đó, tư thế ngồi trong lúc đạp xe cũng giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân trong suốt quá trình tập luyện.

Đạp xe tốt cho người suy giãn tĩnh mạch Đạp xe tốt cho người suy giãn tĩnh mạch

Dưới đây là hướng dẫn cách đạp xe đúng cách cho người giãn tĩnh mạch:

  • Khởi động tại chỗ khoảng 5 - 10 phút trước khi tập luyện.
  • Điều chỉnh chiều cao của yên để chân tiếp xúc thoải mái với bàn đạp và lưng ở tư thế thoải mái khi đạp xe.
  • Nửa người trên hơi đổ về phía trước, điều chỉnh để đầu - cổ - lưng trên một đường thẳng.
  • Vai mở rộng tự nhiên, tay hơi cong và nắm chắc tay lái.
  • Điều chỉnh để đùi và ống chân tạo thành góc 90 độ trong lúc đạp xe.
  • Sau khi tập, đi lại nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút trước khi nghỉ ngơi.

4. Viên uống Dulcit - Giải pháp đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch

Viên uống thảo dược Dulcit là giải pháp cho người bị suy giãn tĩnh mạch được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm đã có mặt hơn 10 năm tại thị trường Việt Nam và được hàng chục nghìn bệnh nhân tin tưởng sử dụng bởi hiệu quả và tính an toàn cao.

Viên uống Dulcit là giải pháp cho người suy giãn tĩnh mạch Viên uống Dulcit là giải pháp cho người suy giãn tĩnh mạch

Viên uống Dulcit sở hữu công thức 100% thảo dược được trồng, thu hái và chiết xuất theo công nghệ độc quyền của Holistica - Pháp, đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu. Nhờ sự kết hợp của bộ ba thảo dược: hạt dẻ ngựa - cây đậu chổi - cây phỉ, viên uống Dulcit mang lại hiệu quả rõ rệt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch, cụ thể:

  • Kiểm soát tốt triệu chứng: Hoạt chất aescin trong hạt dẻ ngựa và ruscogenin trong cây đậu chổi giúp giảm nhanh tình trạng phù nề, sưng tấy, đau nhức chân chỉ sau 4 - 12 tuần sử dụng.
  • Ngăn bệnh tiến triển: Các hợp chất oxy hóa trong bộ ba thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường bảo vệ thành mạch và thúc đẩy tuần hoàn, nhờ đó ngăn bệnh tiến triển hiệu quả.
  • Phòng ngừa tái phát: Sử dụng viên uống Dulcit đúng liều lượng và đủ thời gian giúp kiểm soát tốt suy giãn tĩnh mạch mạn tính, kéo giãn thời gian bệnh tái phát.

Viên uống thảo dược Dulict được khuyên dùng duy trì như một liệu pháp giúp đẩy lùi các triệu chứng và ngăn suy giãn tĩnh mạch tiến triển. Sản phẩm đã được phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn đọc quan tâm sản phẩm có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

1