Xem thêm

Hướng dẫn cách ngâm rượu nếp cẩm dành cho bà bầu

Việc bổ sung những thực phẩm tốt cho thai phụ như dầu oliu, trứng, cá hồi, rau, củ, quả nhiều vitamin, các bà bầu có thể sử dụng thêm rượu nếp cẩm một cách điều...

Việc bổ sung những thực phẩm tốt cho thai phụ như dầu oliu, trứng, cá hồi, rau, củ, quả nhiều vitamin, các bà bầu có thể sử dụng thêm rượu nếp cẩm một cách điều độ trong những bữa ăn hàng ngày để gia tăng thêm những thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Những lợi ích của rượu nếp cẩm dành cho bà bầu và bà đẻ

Gạo nếp cẩm là loại gạo có hàm lượng khoáng chất sắt cao nhất trong tất cả các loại gạo truyền thống của người Việt. Do đó, sử dụng các sản phẩm làm từ nếp cẩm sẽ cung cấp một lượng khoáng chất sắt dồi dào cho cơ thể của mẹ và thai nhi.

Thiếu sắt trong thời kỳ mang thai có thể gia tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân hoặc nghiêm trọng hơn là có thể khiến thai nhi không thể chào đời. Phụ nữ sau khi sinh thường được khuyến khích ăn cơm rượu nếp cẩm mỗi ngày để bổ sung lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh con.

Rượu nếp cẩm Rượu nếp cẩm là một nguồn cung cấp protein tuyệt hảo và các vitamin cần thiết cho mẹ và thai nhi.

Nếp cẩm còn là một nguồn cung cấp protein tuyệt hảo để mẹ mà thai nhi luôn luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trong nếp cẩm rất giàu vitamin B, E, axit folic, canxi, kali, phốt pho và những vi chất cần thiết khác đảm bảo cho mẹ phòng chống được bệnh tật và thai nhi được phát triển toàn diện. Mẹ sau khi sinh nếu ăn nếp cẩm thường xuyên sẽ chống được chứng suy nhược cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng lượng sữa cho con.

Cách làm rượu nếp cẩm cho bà bầu tại nhà

Nếu không biết rượu nếp cẩm bán ở đâu là chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các bà bầu có thể tự làm rượu nếp cẩm cho mình theo những bước sau:

  • Chọn loại nếp cẩm: Nên chọn loại hạt to tròn, tím thẫm, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Chú ý phân biệt với loại nếp than có hình dáng thon dài hơn và màu đen hơn. Hai loại này đều rất tốt cho cơ thể nhưng nếp cẩm được đánh giá cao hơn về giá trị dinh dưỡng cho thai phụ.

  • Chọn loại men: Phải đảm bảo là loại men tốt, còn mới, không bị ẩm mốc.

  • Làm cơm rượu nếp cẩm: Nấu chín gạo nếp cẩm thành cơm, xới tơi, để nguội vài chục phút rồi rắc men rượu đã giã nhỏ vào trộn đều. Cho cơm nếp cẩm đã trộn men vào một bình thủy tinh sạch rồi đậy kín. Nếu muốn ăn cơm rượu nếp cẩm thì sau 3 ngày là cơm đã lên men và có thể ăn được.

Cơm rượu nếp cẩm Ăn cơm rượu nếp cẩm là một cách tốt để bổ sung dưỡng chất cho bà bầu.

  • Tiến hành ủ rượu: Để có thể chế biến cơm rượu thành rượu thì sau khi đã ủ cơm 3 ngày, bạn đổ lượng rượu trắng vừa đủ vào bình rồi trộn đều và tiếp tục đậy kín. Ủ thêm 100 ngày nữa là bạn đã có thể chắt nước rượu ra và uống rất ngon. Càng để lâu thì rượu nếp cẩm càng ngon và càng bổ dưỡng.

Các bà bầu và bà đẻ nên ăn cơm rượu nếp cẩm thường xuyên mỗi ngày 2 lần sẽ cực kỳ tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đối với rượu nếp cẩm, tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mẹ mà lượng dùng có thể khác nhau. Các mẹ chú ý không nên quá lạm dụng rượu nếp cẩm và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng sử dụng phù hợp nhất.

1