Xem thêm

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn kỹ thuật rửa dạ dày

Hướng dẫn kỹ thuật rửa dạ dày Kỹ thuật rửa dạ dày là một phương pháp được sử dụng thường xuyên tại khoa tiêu hóa để rửa sạch dạ dày bằng cách sử dụng nước...

Hướng dẫn kỹ thuật rửa dạ dày hướng dẫn kỹ thuật rửa dạ dày

Kỹ thuật rửa dạ dày là một phương pháp được sử dụng thường xuyên tại khoa tiêu hóa để rửa sạch dạ dày bằng cách sử dụng nước hoặc thuốc thông qua ống Faucher hoặc ống Levine. Sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng khi thực hiện kỹ thuật này cần lưu ý những điểm quan trọng nào?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ mục đích của kỹ thuật rửa dạ dày

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, kỹ thuật rửa dạ dày là một phương pháp được áp dụng thường xuyên tại khoa tiêu hóa với những trường hợp đặc biệt và nhằm đạt được những mục đích sau đây:

  • Loại trừ các chất ứ đọng hoặc chất độc gây kích thích dạ dày trong các trường hợp như giãn dạ dày, tắc ruột.
  • Giảm nồng độ acid quá đậm đặc trong dạ dày.
  • Làm sạch dạ dày.

Kỹ thuật rửa dạ dày được chỉ định khi nào?

Kỹ thuật rửa dạ dày được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

  • Ngộ độc.
  • Trước khi giải phẫu dạ dày.
  • Nôn mửa không cầm sau giải phẫu.

Chống chỉ định của kỹ thuật rửa dạ dày

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý những trường hợp không nên thực hiện kỹ thuật rửa dạ dày như:

  • Tổn thương thực quản do bị phỏng.
  • Dãn tĩnh mạch thực quản do bệnh lý.
  • Ngộ độc acid hoặc base mạnh.
  • Ngộ độc quá 6 giờ.
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày: xuất huyết tiêu hóa.

Điều dưỡng viên chuẩn bị dụng cụ và dung dịch rửa

Trước khi thực hiện kỹ thuật rửa dạ dày, điều dưỡng viên cần chuẩn bị các dụng cụ và dung dịch rửa cần thiết như ống Faucher hoặc ống Levine và dung dịch rửa bao gồm nước uống được, nước muối sinh lý 0,9%, natri bicarbonat, lòng trắng trứng. Nhiệt độ dung dịch nên duy trì trong khoảng 37-40 độ C.

Tư thế rửa dạ dày

Tư thế phù hợp để rửa dạ dày là cho bệnh nhân nằm đầu thấp khoảng 15 độ, mặt nghiêng một bên.

Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch rửa dạ dày Dụng cụ dùng trong kỹ thuật rửa dạ dày

Một số lưu ý trong kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân rửa dạ dày

Nhận định

Giảng viên có kinh nghiệm chia sẻ mục đích của kỹ thuật rửa dạ dày như chuẩn bị phẫu thuật, ngộ độc, nôn ói nhiều sau phẫu thuật, tăng tiết acid dạ dày. Để đạt hiệu quả tốt, cần tiến hành nhận định bệnh nhân như:

  • Tổng trạng, tuổi, giới, da, niêm mạc.
  • Tình trạng tri giác, co giật, dấu sinh hiệu.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân ngộ độc, cần xác định loại chất độc và thời gian ngộ độc.

Lưu ý khi can thiệp và chăm sóc

Rửa dạ dày là một thủ thuật có thể gây khó chịu cho người bệnh, do đó, điều dưỡng viên cần giải thích và trấn an tinh thần bệnh nhân để họ hợp tác và không cắn ống. Đồng thời, cần nhớ những lưu ý sau:

  • Luôn quan sát tình trạng người bệnh trong quá trình rửa.
  • Ngưng rửa ngay khi bệnh nhân kêu đau bụng hoặc có máu trong nước.
  • Rửa dạ dày với động tác nhẹ nhàng để tránh kích thích gây nôn ói.
  • Trong trường hợp cần xét nghiệm tìm chất ngộ độc, nên lấy dịch rửa ra lần đầu tiên.
  • Đối với bệnh nhân hôn mê, nên sử dụng ống thông nhỏ hơn để động tác rửa được nhẹ nhàng.
  • Không cho lượng nước rửa quá nhiều trong một lần rửa (>500ml) để tránh tình trạng bệnh nhân nôn ói.

Lưu ý nguy cơ hít sặc, viêm phổi hít do hít phải dịch từ dạ dày trào lên

Để tránh nguy cơ hít sặc hoặc viêm phổi do hít phải dịch từ dạ dày trào lên, cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Bệnh nhân cần hít thở sâu bằng miệng để giảm co thắt thực quản và phản xạ nôn.
  • Đảm bảo ống được đặt đúng vào dạ dày trước khi cho nước vào rửa.
  • Rút ống ra ngay khi bệnh nhân khó chịu hoặc tím tái.

Lưu ý nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do tổn thương niêm mạc thực quản hoặc dạ dày

Để tránh nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do tổn thương niêm mạc thực quản hoặc dạ dày, cần nhớ những điều sau:

  • Khi đặt ống, cần nhẹ nhàng mà không dùng sức.
  • Nếu thấy có máu chảy ra trong quá trình rửa, cần rút ống ra ngay.

Kỹ thuật rửa dạ dày là một trong những kỹ thuật cơ bản được giảng dạy trong môn Điều dưỡng cơ sở (cơ bản 1). Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng nên tham vấn giảng viên trước khi áp dụng.

Y Hà Nội 2020 - Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp

1