Xem thêm

CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Vì nhiều lý do, người tham gia không thể đóng bảo hiểm xã hội liên tục. Điều này có ảnh hưởng gì đến quyền lợi và chế độ bảo hiểm xã hội của họ? Tất...

Vì nhiều lý do, người tham gia không thể đóng bảo hiểm xã hội liên tục. Điều này có ảnh hưởng gì đến quyền lợi và chế độ bảo hiểm xã hội của họ? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Quy định về tham gia bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội do Chính phủ thiết lập. Nó bảo đảm một phần thu nhập của người lao động khi họ mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Người dân có thể tham gia theo hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện.

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động là những người phải tham gia. Loại hình này áp dụng cho người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, v.v..

Đối với người tham gia tự nguyện, họ được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Loại hình này thường áp dụng cho người lao động tự do và những người không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục, thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ là tổng thời gian đã đóng.

Như vậy, gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội có nghĩa là việc đóng bảo hiểm không liên tục hoặc có thời gian đóng bị ngắt quãng.

Gián đoạn bảo hiểm xã hội không làm mất đi thời gian đã đóng BHXH của người lao động để hưởng chế độ hưu trí. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục sẽ được tính là tổng thời gian đã đóng BHXH.

Ví dụ, nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn 1 tháng trong 1 năm, tổng thời gian đóng BHXH trong năm đó chỉ là 11 tháng.

Tuy nhiên, gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội có thể ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH của người tham gia như sau:

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:

  • Kéo dài thời gian hưởng chế độ hưu trí (người lao động phải đóng đủ 20 năm BHXH theo quy định hiện hành).
  • Có thể ảnh hưởng đến hưởng chế độ thai sản nếu thời gian gián đoạn làm thay đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản (không đóng đủ 6 tháng trong thời hạn 12 tháng trước khi nghỉ sinh).
  • Ảnh hưởng đến thời gian tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục.
  • Ảnh hưởng đến thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

  • Kéo dài thời gian hưởng chế độ hưu trí.
  • Gây tâm lý không muốn tham gia BHXH nữa, mất cơ hội hưởng lương hưu, chế độ tử tuất và không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Có rất nhiều lợi ích mà người lao động có thể bỏ lỡ khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn. Trừ khi có trường hợp đặc biệt, người lao động nên cố gắng để tham gia BHXH liên tục, đặc biệt là người lao động đóng BHXH bắt buộc, để không bị ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng BHXH.

Trên đây là giải đáp về việc gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH. Trước khi dừng đóng BHXH làm gián đoạn thời gian đóng, người lao động cần cân nhắc kỹ hoặc tránh để thời gian gián đoạn quá dài, gây ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ BHXH. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc.

Gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội có sao không?

Đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn có được không?

Đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn có được không?

1