Bên cạnh câu hỏi "tới tháng nên ăn gì?" thì đồ uống cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và tinh thần chị em phụ nữ trong chu kỳ nguyệt san. Cùng tìm hiểu về các loại đồ uống phù hợp khi tới tháng nhé.
Nước uống gì nên dùng khi tới tháng
Để cải thiện những triệu chứng khó chịu khi đau bụng kinh, các bạn nên tăng cường các loại đồ uống sau đây:
Nước lọc
Câu nói "70% trọng lượng cơ thể là nước" cho thấy vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể, đặc biệt trong những ngày đèn đỏ. Việc bổ sung nước đầy đủ luôn là yêu cầu đầu tiên khi tới tháng, giúp cơ thể giữ nước và giảm được hiện tượng đầy hơi, đau nhức.
Lưu ý:
- Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể khi đến tháng.
- Cần phải uống nước thường xuyên nhưng không nên uống quá nhiều nước 1 lần.
Sữa đậu nành
Đậu nành rất tốt cho nội tiết tố nữ. Trong đậu nành có chứa hàm lượng lớn hợp chất isoflavone giúp cải thiện tinh thần, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Phytoestrogen trong đậu nành là một loại estrogen thực vật có cơ chế hoạt động gần giống với estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Một cốc sữa đậu nành ấm mỗi ngày sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt, giảm thiểu các cơn đau bụng kinh khó chịu.
Lưu ý: Lạm dụng quá nhiều đậu nành sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ không tốt.
Sữa ấm
Sữa là nguồn bổ sung dinh dưỡng cho mọi độ tuổi. Uống sữa trong ngày dâu sẽ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Từ đó, cơ thể mới có khả năng chống lại những căng thẳng, mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết gây ra.
Lưu ý: Chỉ nên uống sữa ấm để giữ cho bụng dạ ổn định. Sữa lạnh sẽ làm tăng hiện tượng co thắt tử cung do có tính hàn.
Trà gừng
Gừng là một loại gia vị có tác dụng làm dịu các cơn buồn nôn hay đau bụng kinh. Uống trà gừng mỗi ngày không chỉ giúp lưu thông máu huyết mà còn tăng sức đề kháng cho chị em trong những ngày "khó ở".
Mình thường cho 5-6 lát gừng mỏng vào 1 cốc nước sôi, sau 3 phút cho thêm chút mật ong và thưởng thức. Cách làm này đơn giản mà lại không tốn nhiều thời gian.
Lưu ý: Sử dụng không quá 400gr gừng mỗi ngày để tránh hiện tượng nóng trong, mụn nhọt.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chỉ là một thức uống thanh tao, tinh tế trong văn hóa thưởng trà mà còn có rất nhiều tác dụng đối với chị em phụ nữ trong kỳ nguyệt san. Trà hoa cúc có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ não, chữa suy nhược thần kinh. Sử dụng một tách trà mỗi ngày sẽ giúp làn da chị em được giữ ẩm và nuôi dưỡng sâu bên trong. Hoạt chất chamomile có trong hoa cúc còn có khả năng xoa dịu các dây thần kinh, giảm cảm giác bồn chồn, bất an, đưa bạn vào trạng thái thư giãn cần thiết.
Mình luôn trữ sẵn hoa cúc sấy khô trong nhà. Cách đơn giản nhất là tráng qua cánh hoa cúc với nước sôi rồi chắt bỏ hết nước, chỉ giữ lại cánh hoa trong cốc. Sau đó cho thêm nước sôi 90 độ vào để hãm thành trà. Bạn cũng có thể cho thêm táo đỏ, kỳ tử, cỏ ngọt vào để pha cùng hoa cúc; hoặc thêm chút mật ong sẽ làm cho hương vị tách trà thêm ngọt ngào và bổ dưỡng hơn.
Lưu ý:
- Trà hoa cúc lại không thích hợp với phụ nữ có thai do dễ làm kích thích dạ dày, gây tiêu chảy và một số triệu chứng khác.
- Không nên uống trà hoa cúc khi đói. Thời điểm thích hợp nhất để thưởng trà chính là nửa giờ sau bữa ăn sáng hoặc nửa giờ trước khi đi ngủ.
Nước dừa
Hội chị em vẫn thường truyền tai nhau bí kíp uống nước dừa để điều hòa kinh nguyệt khi tới tháng. Các khoáng chất và vi chất dinh dưỡng có trong nước dừa sẽ giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng, giảm thiểu các cơn đau bụng kinh. Uống nước dừa mỗi ngày còn giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể, chống nhiễm khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch.
Lưu ý: Tuyệt đối không uống nước dừa lạnh để tránh bị hàn gây nên hiện tượng đau bụng trong ngày đèn đỏ.
Nước ép cam, bưởi
Một cốc nước ép cam, bưởi vừa đủ trong kỳ nguyệt san sẽ kích thích lượng máu ra đều và các triệu chứng khó chịu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn cho bạn gái. Nước cam, nước bưởi cung cấp hàm lượng lớn vitamin C giúp cho da dẻ mịn màng, tinh thần thoải mái trong ngày nhạy cảm. Vitamin C kết hợp cùng axit citric có trong cam, bưởi sẽ tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ được tối đa chất sắt từ những thực phẩm khác.
Lưu ý:
- Không nên uống khi đói bụng sẽ gây cồn ruột.
- Không nên uống vào tuổi tối vì dễ gây tiểu đêm làm mất ngủ.
- Uống quá nhiều nước cam, bưởi có thể gây viêm loét dạ dày. Do đó, chỉ uống tối đa 1 cốc/ngày và không nên chọn cam, bưởi quá chua.
Nước ép táo
Quả táo chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da, đem lại cảm giác dễ chịu cho bạn gái. Ngoài ra, hàm lượng sắt cao có trong quả táo còn giúp bổ máu, hạn chế tình trạng mất máu trong những ngày dâu rụng.
Nước ép lựu
Lựu là loại quả rất giàu vitamin C, E, K và các chất chống oxy hóa mạnh. Uống 1 cốc nước ép lựu mỗi ngày có thể giúp cơ thể chống mất nước, lưu thông khí huyết, cân bằng nội tiết, giảm đau và chống suy nhược.
Nước ép dứa
Quả dứa có hàm lượng mangan cao, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Chất bromelain trong quả dứa còn có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, ngăn ngừa những cơn đau bụng. Vì vậy, nước ép dứa cũng là một trong những lựa chọn khi tới tháng.
Sinh tố bơ
Quả bơ được ví như thần dược cho phụ nữ mọi độ tuổi. Uống sinh tố bơ thường xuyên sẽ nâng cao sức khỏe khi tới tháng. Sinh tố bơ chứa rất nhiều vitamin, chất dinh cần thiết cho cơ thể. Một cốc sinh tố bơ mỗi ngày sẽ hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp năng lượng, giúp kinh nguyệt ổn định hơn, giảm mệt mỏi.
Nước ép cà rốt
Cà rốt là loại củ rất giàu vitamin A, C, sắt, canxi và chất xơ cần thiết, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước ép cà rốt khi tới tháng sẽ có tác dụng bổ máu, tăng sức đề kháng và làm dịu những cơn đau của con gái chúng mình.
Nước ép cần tây
Nước ép cần tây đã trở thành hot trend làm đẹp, thu hút sự quan tâm rất lớn của phái đẹp. Cần tây chứa ít chất béo và cholesterol, lại giàu sắt, chất xơ và nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin B, C, K. Nước ép cần tây có tác dụng rất tốt trong việc giảm viêm, trẻ hóa làn da, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa và ổn định kinh nguyệt.
Trà đen và trà xanh
Trà đen và trà xanh có chứa tới 30% acid tannic - chất làm tiêu hao vitamin B, khiến lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt. Chúng dễ gây thiếu sắt, gây nhợt nhạt da da và xanh xao trong những ngày đèn đỏ. Vì vậy, tránh uống trà đen và trà xanh khi tới tháng.
Nước uống gì không nên uống khi tới tháng
Nước đá, đồ uống lạnh
Nước đá và đồ uống lạnh không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong kỳ nguyệt san. Nước đá lạnh làm giảm tuần hoàn máu, có thể gây ra tình trạng ứ kinh, bế kinh.
Lời khuyên: Uống nước ấm sẽ an toàn hơn cho cơ thể.
Rượu bia và đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như rượu, bia... chứa chất kích thích tác động lên thần kinh và cơ trơn ở tử cung, làm cho tử cung co thắt mạnh và kéo dài hơn những cơn đau. Rượu bia cũng làm tăng nồng độ estrogen và testosterone trong cơ thể dẫn đến những thay đổi bất thường trong chu kỳ rụng trứng. Khi tới tháng, cần tránh dùng rượu bia và các đồ uống có cồn.
Coffee và các thức uống chứa caffeine
Lạm dụng coffee gây căng thẳng, tâm trạng bất ổn và dễ mất ngủ, cáu gắt. Nên hạn chế uống coffee và các thức uống chứa caffeine khi tới tháng.
Nước ngọt, nước tăng lực và các đồ uống có gas
Đồ uống có chứa nhiều đường và caffeine gây đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, tinh thần mệt mỏi. Đồ uống có gas gây đầy bụng, chán ăn và thiếu chất dinh dưỡng.
Nước trái cây đóng hộp
Nước trái cây đóng hộp gây hiện tượng chướng bụng, chán ăn, không có lợi cho sức khỏe. Nên tránh loại đồ uống này để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ.
Trà đen và trà xanh
Trà đen và trà xanh có chứa acid tannic làm tiêu hao vitamin B, khiến lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt. Tránh uống trà đen và trà xanh khi tới tháng.
Rõ ràng những ngày đèn đỏ luôn là một cửa ải đầy thử thách với lòng kiên nhẫn của con gái. Tuy nhiên, chỉ cần để ý một chút trong cách ăn uống hàng ngày thôi là chúng mình đã có thể tự cải thiện sức khỏe và tâm trạng lên rất nhiều. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được nhiều bạn đang còn loay hoay khó chịu vì đau bụng kinh mỗi khi tới tháng. Chúc chị em luôn vui vẻ, hạnh phúc, trải qua những ngày dâu rụng thật nhẹ nhàng, đơn giản.