Xem thêm

Cách làm cá mè hấp bia ngọt lịm – không còn mùi tanh

Là một trong những món ăn rất được ưa thích, cá mè hấp bia không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm món ăn này...

Là một trong những món ăn rất được ưa thích, cá mè hấp bia không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm món ăn này sao cho ngon mà không bị tanh. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu công thức nấu món cá mè hấp bia vô cùng hấp dẫn dưới đây nhé!

Công thức nấu món cá mè hấp bia

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá mè: 1 con nặng 1-2 kg. Có thể chọn loại cá mè hoa, mè tàu hoặc mè ta. Chú ý chọn cá còn tươi sống để món ăn được thơm ngon nhất.
  • Thịt nạc thăn heo: 300g
  • Cà chua: 2-3 quả
  • Hành lá tươi: 300g
  • Cần tây: 100g
  • Sả: 4 cây
  • Nghệ: 1 củ
  • Gừng: 1 củ
  • Ớt: 1-2 quả
  • Chanh: 1 quả
  • Bia: 2 lon
  • Bánh đa nem
  • Rau sống gồm: thì là, kinh giới, xà lách…
  • Gia vị cần có: tiêu, muối, đường, nước mắm

Chọn cá mè tươi - khỏe mạnh Chọn cá mè tươi - khỏe mạnh (nguồn: higlum)

Hướng dẫn cách làm cá mè hấp bia đơn giản mà ngon tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cá mè đem mổ và loại bỏ nội tạng của cá rồi rửa sạch bằng nước. Tiếp theo, dùng muối xoa đều lên toàn bộ thân cá rồi rửa lại lần nữa. Dùng dao khứa lên thân con cá một vài đường chéo cách đều nhau để khi ướp cá sẽ ngấm đủ gia vị.
  • Cần tây nhặt lá hỏng, rửa sạch rồi cắt khúc dài 3-4 cm.
  • Hành lá nhặt, rửa sạch. Phần lá cắt đôi, phần củ chẻ dọc.
  • Sả cắt gốc, bỏ lớp vỏ già, rửa sạch rồi đập dập.
  • Gừng và nghệ cạo vỏ, rửa sạch. Gừng thái sợi, nghệ thái nhuyễn.
  • Rau sống nhặt, rửa sạch.

Sơ chế nguyên liệu Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Ướp cá mè

Để nguyên con cá mè, cho vào đĩa lớn, trộn và thoa đều các gia vị gồm: 1 thìa cà phê muối, nghệ băm lên toàn thân cá, để ướp cá trong 30 phút.

Bước 3: Hấp cá mè với bia

Chuẩn bị nồi hấp cá, lần lượt xếp gừng và sả dưới đáy nồi rồi đặt cá vừa ướp lên trên. Tiếp theo đổ bia lên ngập sả, không cần đổ quá nhiều bia. Hấp cá trong 30 phút để cá được chín đều. Khi cá vừa chín tới, rải hành lá, thì là, cà chua sống và cần tây vào. Đậy nắp rồi hấp thêm 10 phút thì tắt bếp.

Hoàn thành món cá mè hấp bia Hoàn thành món cá mè hấp bia

Bước 4: Làm nước mắm ăn kèm

Pha nước mắm gồm có: 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh nước cốt chanh, ớt giã nhuyễn, 2 thìa cà phê đường trắng, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê gừng băm, ½ thìa cà phê tiêu vào, khuấy đều cho các nguyên liệu tan hết.

Bước 5: Trình bày

Dọn cá hấp ra dĩa cho đẹp mắt kèm nước mắm, rau sống ăn kèm và bánh đa nem. Có thể ăn với bún nếu thích. Cuốn thịt cá mè hấp cùng rau sống, bún và chấm nước mắm để thưởng thức.

Những công dụng nhiều người chưa biết của cá mè

Thịt cá mè chắc, có vị ngọt, béo nhưng không ngấy. Nấu thích cá mè, các chị em có thể nấu được những món ngon như cá mè kho dưa cải, cá mè kho tiêu, canh cá mè nấu chua. Thịt cá có chứa nhiều protid, mật cá chứa sterol và mỡ cá có nhiều acid béo không no. Vì vậy, có thể sử dụng cá mè để hỗ trợ điều trị các bệnh như:

Trị chứng nhiều đờm ở người già

500g cá mè, 50g nhân hồ đào. Cá mè sau khi làm sạch, cắt khúc, nấu canh chung với hồ đào, nêm mắm, muối và tiêu bột để ăn.

Trị phong hàn và đau đầu

500g cá mè, 5 miếng gừng tươi. Cá làm sạch, cắt khúc rồi nấu canh với gừng để ăn.

Trị chứng chóng mặt

Đầu cá mè (1 cái), 100g đậu đen, gia vị. Làm sạch đầu cá, rán cho vàng đều. Khi luộc đậu đen gần chín thì cho đầu cá vào nấu cùng, nêm gia vị rồi ăn.

Trị chóng mặt cho phụ nữ sau khi sinh

500g cá mè, 100g ngó sen và gừng tươi. Cá làm sạch và cắt khúc, ngó sen thái miếng, cho cả hai vào nồi nấu canh với gừng tươi rồi ăn.

Trị tỳ vị, hư hàn

250g cá mè, 10g tương đậu, 2g hồ tiêu và 3 lát gừng tươi. Cho tương đậu vào nồi nấu sôi, đổ cá đã làm sạch, gừng và hồ tiêu vào, nấu chín rồi ăn.

Cá mè hấp bia có nhiều công dụng

Trị chứng thần kinh suy nhược

1 cái đầu cá mè, 25g nho khô, 25g nhân hồ đào và 20g đường phèn. Cá mè sau khi làm sạch, cắt khúc, cho vào bát với nho khô, nhân hồ đào, đường phèn, nấu cách thuỷ rồi ăn.

Trị mụn cơm

500g cá mè và 100g gạo tẻ. Gạo vo sạch nấu cháo. Cháo sôi cho cá đã làm sạch, cắt vào nồi, nấu chín nêm gia vị rồi ăn.

Trị bệnh huyết áp cao

Nguyên liệu: 1 cái đầu cá mè, 6g thiên ma, 30g nấm mỡ, 30g măng ngâm và 3 cái lõi cải. Rượu, dầu và muối đủ dùng.

Thiên ma thái miếng mỏng, đầu cá rửa sạch rán sơ qua với dầu rồi vớt ra. Nấu cá với nấm mỡ, măng, thiên ma và nêm rượu, muối. Cho nước vào ninh 30 phút rồi cho lõi cải vào nấu thêm 5 phút là được.

Hỗ trợ người đang bị suy nhược, chán ăn, sốt

300g cá mè tươi và 30g khởi tử. Làm sạch cá mè, loại bỏ đầu và xương, thái lát mỏng; nấu kỹ với khởi tử. Trước khi ăn có thể thêm gừng, giá đỗ, rau cần, rau mùi, hành, muối, tiêu vào đun chín. Ăn ngay trong ngày.

Dùng cho phụ nữ huyết hư sau đẻ và thiếu sữa

1 con cá mè, 30g hạt mướp, 10g nghệ vàng. Nấu canh, mỗi ngày nấu 1 lần.

Dùng cho người phù nề, tiểu tiện ít

1 con cá mè, 30g đậu đỏ hạt. Làm sạch cá mè, cho vào nồi hầm nhừ cùng với đậu đỏ, thêm gia vị thích hợp. Ăn theo đợt, mỗi đợt 5-7 ngày.

Những người không nên ăn cá

Người đang điều trị bệnh gút nặng

Với những bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bệnh gút, không nên ăn hải sản, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều chất purine như cá và tôm. Nhất là khi bệnh nhân đau khẩn cấp, càng nên tránh xa các loại cá như cá mòi, cá mực, cá thu vì chúng có chứa nhiều purine.

Người bị rối loạn chức năng thận hoặc gan

Cá chứa nhiều chất protein chất lượng cao, protein này cần được chuyển hóa ở gan và thận để con người có thể sử dụng. Vì thế, đối với người đã bị tổn thương chức năng gan và thận, không nên ăn cá để tránh gây quá tải cho 2 bộ phận này. Nếu muốn ăn cá, bạn cần được sự cho phép và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bị dị ứng

Hải sản là món ăn chứa nhiều protein, nên có rất nhiều người bị dị ứng với hải sản. Đây là phản ứng dị ứng gây ra bởi protein đặc biệt này. Những người đã từng bị dị ứng với cá và tôm ở mức độ nặng, nên cố gắng không ăn để tránh tái phản ứng trong tương lai.

Người đang dùng thuốc

Khi đang sử dụng một số loại thuốc như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác, bạn nên tránh ăn cá. Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có chất đối kháng, chúng sẽ ức chế sự phân hủy của histamine, gây tích tụ histamine trong cơ thể, gây ra triệu chứng như đánh trống ngực hoặc khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.

Người bị bệnh rối loạn chảy máu

Mỡ cá chứa một lượng axit eicosapentaenoic khá cao, có thể giảm nguy cơ xơ cứng động mạch và ngăn cholesterol lưu lại trên thành mạch máu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cá, axit này có thể ức chế sự kết tụ của tiểu cầu, làm nặng thêm các triệu chứng chảy máu. Trong trường hợp này, nên hạn chế ăn cá để không cản trở sự phục hồi của bệnh. Những người có chức năng tiểu cầu bất thường và xuất hiện dị ứng cần tránh ăn cá.

Lời kết

Hy vọng, sau khi đọc bài viết trên đây, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích cho bản thân và gia đình nhé!

1