Xem thêm

CÁC CHỈ SỐ NÀO CẢNH BÁO DẤU HIỆU MÁU NHIỄM MỠ?

Máu nhiễm mỡ được coi là một căn bệnh "giết người thầm lặng" vì rất khó phát hiện, chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn...

Máu nhiễm mỡ được coi là một căn bệnh "giết người thầm lặng" vì rất khó phát hiện, chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn mà hầu hết mọi người gặp phải là việc nhận biết triệu chứng máu nhiễm mỡ không dễ dàng và thường phải thông qua xét nghiệm.

CÁC CHỈ SỐ NÀO CẢNH BÁO DẤU HIỆU MÁU NHIỄM MỠ?

1. KHÁI NIỆM RỐI LOẠN MỠ MÁU

Rối loạn mỡ máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu) là tình trạng tăng lượng cholesterol gây hại và làm giảm cholesterol có lợi đối với cơ thể.

Cholesterol được xem là chỉ số đặc trưng cho bệnh máu nhiễm mỡ. Là một chất béo steroid mềm, màu vàng nhạt, có ở mảng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể. Những chất béo này được sản xuất trong gan để ổn định màng tế bào và làm cho chúng thấm các chất dinh dưỡng.

Đây là bệnh lý có nguy cơ dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch... Tình trạng này rất hay gặp ở người độ tuổi trung niên và cao tuổi.

2. TẠI SAO BẠN CẦN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM CHỈ SỐ MỠ MÁU

Xét nghiệm chỉ số mỡ máu là cách nhanh chóng và chính xác nhất để xác định bạn có bị máu nhiễm mỡ hay không. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh rất khó nhận biết bởi diễn biến không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về sau nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân của họ thực hiện các xét nghiệm sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để có hướng xử trí phù hợp đối với bệnh máu nhiễm mỡ nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.

CÁC CHỈ SỐ NÀO CẢNH BÁO DẤU HIỆU MÁU NHIỄM MỠ?

  • Khi xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau ngực, nhịp tim nhanh, thở gấp gáp một cách thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu để nhận biết bệnh.
  • Tê bì và lạnh chân: những người mắc bệnh mỡ máu thường có biểu hiện chân tê bì và thường hay lạnh bởi do khi cho cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn nên máu không được đưa đến vị trí này khi không cung cấp đủ máu thì sẽ khiến chân tay tê bì, đau nhức mệt mỏi. Nếu gặp hiện tượng này xuất hiện vài lần đầu tiên phải đi khám gấp để biết mà điều trị kịp thời.
  • Dễ đột quỵ: chỉ số triglyceride trong máu cao tạo nên các mảng xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn cản trở tuần hoàn máu lên não, não không được cung cấp kịp thời cộng với thiếu oxy gây nên đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ngoài ra bệnh còn xuất hiện những nốt phồng đỏ trên bề mặt da bóng loáng, có màu vàng, không đau, không ngứa đặc biệt mọc nhiều trên da mắt khuỷu tay, gót chân, lưng và ngực được ước lượng bằng đầu ngón tay. nếu thấy tình trạng này xuất hiện thì gặp bác sĩ là điều rất cần thiết để biết được đó có phải từ bệnh mỡ máu gây nên không.
  • Những người bệnh nặng thì xuất hiện dấu hiệu đau tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… khi có những triệu chứng như trên đầu tiên cần thăm khám bác sĩ để biết được mình có mắc bệnh mỡ máu hay không. Phát hiện sớm sẽ có cách điều trị kịp thời và bệnh sẽ nhẹ đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

3. Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM MỠ MÁU

Khi đi xét nghiệm, các chỉ số xét nghiệm máu sẽ báo cho chúng ta những dấu hiệu nguy hiểm nhằm kịp thời chỉnh lại lối sống hoặc phải điều trị để kiểm soát hiện trạng rối loạn mỡ máu. Khi xét nghiệm mỡ máu, bạn cần quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng trong mỡ máu, đó là: Triglyceride ,cholesterol toàn phần LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c).

CÁC CHỈ SỐ NÀO CẢNH BÁO DẤU HIỆU MÁU NHIỄM MỠ?

  • Xét nghiệm Cholesterol toàn phần: Cholesterol là một chất béo ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và các nội tiết tố trong cơ thể. Hơn nữa, cholesterol còn giúp gan sản xuất ra acid mật giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Khoảng 20% cholesterol được tổng hợp từ những thực phẩm như óc, thịt đỏ, mỡ động vật, trứng gà,.... Còn 80% cholesterol còn lại được gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa.

Thường được chỉ định với bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư hoặc có thể thực hiện để kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…

Chỉ số bình thường: 3,9-5,2 mmol/l Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, xơ vữa động mạch, hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến,…

Cholesterol giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn,…

  • Xét nghiệm Triglycerid: Triglyceride hiểu nôm na là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglyceride (biến thành năng lượng).

Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Lipoprotein có nhiều loại: loại có tỉ trọng cao có tên là HDL, loại có tỉ trong thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.

Xét nghiệm triglyceride thường được chỉ định cho bệnh nhân đang bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tuỵ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…

Chỉ số bình thường: 0,5- 2,29 mmol/l Triglycerid tăng trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì, đái tháo đường…

Triglycerid giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…

  • Xét nghiệm HDL Cholesterol: Thường được chỉ định cho bệnh nhân đang mắc phải chứng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi,...

Cholesterol kết hợp với HDL-c (cholesterol có lợi cho cơ thể), chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

Chỉ số bình thường: ≥ 0,9mmol/l HDL-C tăng: ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch. HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực…

Chỉ số cholesterol toàn phần HDL-C thường được đặc biệt chú ý. Chỉ số này tốt nhất ở ngưỡng < 4, chỉ số này càng tăng thì khả năng xơ vữa động mạch càng cao.

  • Xét nghiệm LDL Cholesterol: Thường được chỉ định dành cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường…

Cholesterol kết hợp với LDL-c (cholesterol gây hại cho cơ thể) vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu gây nên việc hình mãng xơ mỡ động mạch.

Chỉ số bình thường: < 3,4mmol/l LDL-C càng cao, nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn. LDL-C tăng trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì…

LDL-C giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…

4. CÁCH NGĂN NGỪA MÁU NHIỄM MỠ THEO KHUYẾN CÁO CỦA HỘI TIM MẠCH HOA KỲ

Điều đầu tiên để ngăn ngừa cũng như cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ là thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

CÁC CHỈ SỐ NÀO CẢNH BÁO DẤU HIỆU MÁU NHIỄM MỠ?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã hướng dẫn chế độ ăn uống để giúp giảm mức cholesterol, từ đó, làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • Hạn chế tổng lượng chất béo ăn vào: Chỉ chiếm 25% - 35% tổng lượng calo mỗi ngày.
  • Hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ: Ít hơn 7% tổng lượng calo hàng ngày.
  • Hạn chế lượng chất béo chuyển hóa xuống dưới 1% tổng lượng calo hàng ngày.

Lượng chất béo còn lại phải đến từ các loại chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa được tìm thấy trong các loại hạt, cá (đặc biệt là dầu cá, chẳng hạn như cá hồi và cá trích, ăn ít nhất hai lần mỗi tuần) và dầu thực vật.

  • Hạn chế lượng cholesterol xuống dưới 300mg mỗi ngày. Nếu bạn bị bệnh tim mạch vành hoặc mức cholesterol LDL ≥ 100 mg/dL, bạn nên giới hạn lượng cholesterol < 200 mg/ngày.

Một số nhóm thực phẩm có thể giúp giảm mức cholesterol trực tiếp, bao gồm các loại thực phẩm có chất phụ gia sterol thực vật, thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, trái cây như táo, lê, cá, quả hạch và dầu ô liu.

Ngoài ra, giảm cân, tập thể dục được chứng minh là làm giảm cholesterol toàn phần và tăng mức HDL-cholesterol. Ngừng hút thuốc giúp giảm nồng độ LDL, từ đó, giảm nguy cơ chính gây bệnh tim và đột quỵ. Hãy hạn chế rượu bởi uống quá nhiều có thể làm hỏng gan và gây tăng LDL-cholesterol.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hé lộ nguyên nhân gây ra máu nhiễm mỡ dù bạn béo hay gầy
  • Ngừng chủ quan với các biến chứng nguy hiểm của bệnh máu nhiễm mỡ
  • Tiêu thụ chất béo như thế nào để da đẹp dáng thon?
1