Dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ bé nhưng có sức chứa đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. Cùng tìm hiểu về lượng sữa mẹ cần cho bé và những dấu hiệu bé đã bú đủ.
Diễn biến sản xuất sữa mẹ vài tuần đầu sau sinh
Thời gian Sữa Bé Mẹ Khi sinh
Cơ thể mẹ sản xuất sữa non giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật. Bé có thể tỉnh táo trong giờ đầu sau khi sinh, đây là thời điểm tốt để mẹ cho bé bú. 12-24 giờ đầu Bé nhận được sữa non đáp ứng nhu cầu của bé. Bé có thể ngủ mê mệt sau một hành trình vất vả. Sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa công thức, bé bú thường xuyên hơn. 4-6 tuần đầu Sữa trắng tiếp tục tiết ra. Bé bú giỏi hơn và dạ dày đã lớn hơn để chứa được nhiều sữa. Cữ bú ngắn hơn và cách xa nhau hơn, mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi nào cần cho bé bú?
Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé bú theo nhu cầu, khi bé đói. Khóc là một biểu hiện muộn của đói, nên không nên chờ bé khóc mới cho bú. Để nhận biết bé đã muốn bú, bạn có thể để ý các dấu hiệu sau:
- Ngọ nguậy đầu
- Há miệng
- Thè lưỡi
- Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng
- Chụm môi như đang bú
- Rúc vào ti mẹ
- Thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má).
Làm sao biết bé đã bú đủ?
Có thể đánh giá bé bú đủ hay chưa dựa vào hai biểu hiện chính: bé hài lòng và tăng cân đều sau tuần đầu tiên.
Tăng cân
Trẻ sơ sinh có thể mất khoảng 7% cân nặng trong 3-5 ngày đầu sau sinh, sau đó cân nặng sẽ trở lại bằng khi mới sinh trong vòng 1-2 tuần. Bé tăng trung bình 20-30g mỗi ngày từ khi sinh tới 3 tháng.
Một số biểu hiện khác để nhận biết bé đã bú đủ:
- Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, có môi hồng hào và ẩm ướt.
- Bé thỏa mãn và thư giãn sau cữ bú.
- Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú.
- Bé đi tiểu và đại tiện đủ theo chu kỳ.
Để đảm bảo bé được đủ sữa và phát triển khỏe mạnh, hãy theo dõi những dấu hiệu trên và cho bé bú theo nhu cầu của bé.
Ảnh minh họa bé bú mẹ
BS Trần Thu Thủy