Bà bầu ăn mì cay được không? Câu hỏi lời là có vì thức ăn cay sẽ không gây hại trực tiếp cho thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên để đảm bảo cho mẹ và bé thì cần có chế độ ăn hợp lý, thành phần của mỳ cũng cần bổ dưỡng. Hãy tìm hiểu thêm về chế độ ăn cay hợp lý cho bà bầu.
Thành phần tô mì cay
Để giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn mì cay được không, chúng ta sẽ đề cập đến thành phần có trong một tô mì cay 7 cấp độ vì đây là thứ chúng ta nạp trực tiếp vào người. Một tô mì cay thông thường sẽ bao gồm:
Thành phần tô mì cay
- Vắt mì: Tùy theo loại mà được làm từ những thành phần khác nhau nhưng nhìn chung hầu hết đều từ bột khoai tây. Mỗi vắt sẽ mang theo mùi hương dịu nhẹ kích thích khứu giác người dùng, có loại sẽ mang hương từ bột mì và trứng, cũng có loại tỏa mùi đậu nành và bột tỏi hoặc hương trà,... Mỗi vắt mì mang hương thơm đều đến từ tinh chất thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe.
- Nước sốt mì cay: Nước sốt sử dụng các gia vị lành tính theo công thức chuẩn Hàn.
- Ớt Hàn Quốc: Đây chính là thứ chủ lực tạo lên độ cay nồng cho mỗi gói mì, vị cay đặc trưng sẽ để lại ấn tượng trong lòng người dùng.
- Rau: Bông cải, cải bắp, nấm, cà rốt,...
- Các topping khác: Tôm, thịt bò, mực, trứng, xúc xích,...
Nhìn vào thành phần thì chúng ta đã đoán sơ sơ đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn mì cay được không, đương nhiên là CÓ vì nguyên liệu nấu mì cay vô cùng lành tính. Tuy nhiên, nếu ăn thức ăn cay làm đau dạ dày của bầu hoặc không hợp mùi vị, thì bạn có thể chọn tránh những thực phẩm này.
Bà bầu ăn mì cay được không?
Lời giải cho vấn đề bà bầu ăn mì cay được không đã được nói đến ở phần trước, tuy nhiên nó chỉ là sương sương và chưa chắc chắn 100%. Ở phần này với nội dung những lợi ích của mì cay mang đến cho bà mẹ mang thai sẽ cho bạn đáp án rõ ràng hơn.
Thức ăn cay nói chung và mì cay nói riêng không chỉ an toàn cho bé mà còn có một số lợi ích. Nó có thể giữ cho bạn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ đồng thời giúp ngăn ngừa thai nhi trở thành người kén ăn sau này. Với chế độ ăn cay hợp lý thì mẹ bầu sẽ được lợi:
- Cho bé tiếp xúc với những khẩu vị mới: Ăn nhiều loại khẩu vị khác nhau sẽ có lợi trong tương lai. Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hương vị khác nhau khi mang thai và cho con bú sẽ làm tăng khả năng trẻ chấp nhận những hương vị đó sau này. Hương vị từ thực phẩm bạn ăn được chuyển vào nước ối của bạn. Em bé của bạn nuốt chất lỏng này và khi thai được chín tuần tuổi có thể nếm được mùi vị của nó. Đây là lần bé tiếp xúc sớm nhất với sở thích và hương vị của bạn. Đương nhiên là càng đa dạng thì bé càng có xu hướng thử và thưởng thức nhiều loại thức ăn hơn khi chúng lớn được ra đời và phát triển.
- Sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thức ăn cay như mì cay có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) trong khi tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL). HDL là "cholesterol tốt" mà cơ thể bạn cần để đào thải LDL ("cholesterol xấu") ra khỏi cơ thể. HDL làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu không có đủ HDL, LDL sẽ tích tụ, làm tăng nguy cơ đau ngực và đau tim. Đặc biệt cả mức HDL và LDL đều tăng trong thời kỳ mang thai nên bạn có thể dùng HDL đẩy LDL ra khỏi cơ thể bằng cách ăn nhiều đồ ăn có vị cay như mì cay, tokbokki, đồ ăn vặt Hàn hơn.
Vì thức ăn cay không gây nguy hiểm cho em bé đang phát triển trong bụng nên bạn có thể thử và quyết định xem bạn có muốn tiếp tục ăn những thức ăn cay như mì cay này hay không. Nếu muốn tìm hiểu về chế độ hợp lý để ăn, mời bạn đọc phần tiếp theo.
Chế độ ăn cay hợp lý cho bà bầu
Bà bầu ăn mì cay được không khi chưa có chế độ rõ ràng? Đáp án là bạn nên thưởng thức với tần suất vừa phải từ 2-3 lần trong một tuần, không nên quá nhiều mà cũng không nên quá ít.
Nếu bạn muốn ăn mì cay Hàn Quốc mà có thêm nhiều dinh dưỡng, hãy kết hợp nó với thịt bò mềm, nấm, cà rốt, hành tây và ớt chuông. Tất cả được ngâm trong nước sốt đậu nành cay, gừng, tỏi mè thì tốt hơn, không có cũng không sao.
Bạn nên học cách nấu mì cay vì món ăn này là một bản “giao hưởng” của hương vị mang lại sự hấp dẫn khứu/vị giác vô cùng cao. Mì cay Hàn Quốc được đặc trưng bởi nước sốt cay mặn, sử dụng mì từ bột khoai tây, với thịt thái mỏng có chứa protein và rau như: hành tây xắt mỏng, cà rốt, nấm, rau bina,... Sợi mì dai, mịn kết hợp cùng rau giòn và miếng thịt mỏng sẽ mang lại bữa ăn vừa ngon miệng vừa dinh dưỡng.
Lời kết
Bài viết đã đưa ra lời giải cho thắc mắc bà bầu ăn mì cay được không. Đương nhiên là có vì thực phẩm cay hoàn toàn tốt để ăn trong thai kỳ, miễn là chúng không gây ra vấn đề cho bạn. Nếu bạn thường thích ăn đồ ăn mang tới hương vị cay nồng thì chắc chắn bạn có thể tiếp tục ăn chúng. Để sở hữu nguyên liệu nấu mì cay Hàn Quốc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hãy tìm ngay tới Vegafood - nơi cung cấp uy tín hàng đầu hiện nay.
Xem thêm: Nguyên liệu nấu mì cay đầy đủ