Vịt nấu măng là một món ăn ngon và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Hương vị đậm đà của thịt vịt hòa quyện với vị chua ngọt và mùi thơm của măng, tạo nên một món canh hấp dẫn và đầy màu sắc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách làm vịt nấu măng theo 3 cách khác nhau để làm hài lòng cả nhà bạn.
Hướng dẫn chọn vịt nấu măng ngon
-
Để có món vịt nấu măng ngon, bạn nên chọn những con vịt đã trưởng thành. Thịt vịt non sẽ không săn chắc và có nhiều lông măng. Bạn có thể nhận biết vịt đã trưởng thành bằng cách xem đặc điểm của cánh. Nếu điểm mút trên cánh đan chéo với nhau, có nghĩa là con vịt đó đã trưởng thành đủ.
-
Khi cầm vịt, vịt tươi ngon sẽ có thân chắc, 2 lườn và ức nở đều, căng tròn. Những con vịt này sẽ có thịt dày và thơm.
-
Nên mua vịt đực, vì thịt của vịt đực sẽ dày và chắc hơn so với vịt cái.
-
Trường hợp mua vịt đã làm sẵn, bạn cần quan sát phần da của vịt. Thịt vịt ngon sẽ có da vàng đều, không có vết sần hay loang màu.
-
Dùng ngón tay ấn nhẹ vào thịt vịt để cảm nhận độ chắc chắn và đàn hồi của thịt trước khi mua.
Cách khử mùi hôi của vịt khi nấu
Thịt vịt có thể có mùi hôi đặc trưng, và nếu không biết cách chế biến thì mùi hôi này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Dưới đây là một số cách giúp bạn khử mùi hôi của vịt hiệu quả:
Dùng gừng
- Gừng cạo vỏ, đập dập và cho vào bát chứa vịt.
- Nêm thêm muối, hạt tiêu, rượu trắng và chà xát lên da vịt.
- Ủ khoảng 30 phút sau đó rửa lại thịt vịt với nước sạch và để ráo nước.
- Khi luộc vịt, bạn cũng có thể thêm vài lát gừng vào nồi để thịt vịt và nước dùng thơm hơn.
Dùng chanh/giấm
- Chanh và giấm là những nguyên liệu khử mùi hôi của vịt rất tốt. Bạn có thể cắt lát chanh và chà xát lên phần thịt vịt. Tương tự, bạn cũng có thể làm với giấm. Sau đó, để khoảng 10 phút rồi rửa vịt lại với nước sạch và để ráo.
Cắt bỏ phao câu
- Một trong những bộ phận có mùi hôi nhất của vịt là phao câu. Vì vậy, để loại bỏ mùi hôi khó chịu, bạn có thể cắt bỏ phần này đi. Đừng quên rửa vịt bằng muối để thịt vịt thơm và ngon hơn.
1. Thịt vịt nấu măng khô
hướng dẫn cách làm vịt nấu măng khô ngon đúng điệu chỉ với 5 bước đơn giản.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Vịt: 1 con
- Măng khô: 5 lạng
- Gừng: 1 củ
- Tỏi, hành khô mỗi loại 3 củ
- Rượu trắng
- Ớt, rau mùi tàu, hành lá, rau răm
Nguyên liệu cần có cho món vịt nấu măng
Công thức làm vịt nấu măng khô
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Rửa sạch vịt với muối và hỗn hợp gừng + rượu trắng để khử mùi hôi. Rửa vịt lại một lần nữa với nước sạch rồi để ráo nước.
- Hành khô, tỏi và gừng cạo vỏ và nướng sơ bằng bếp. Khi có mùi thơm, lấy ra và để nguội. Gừng, hành khô nướng
- Măng khô ngâm với nước ấm ít nhất 1 đêm. Thời gian ngâm măng lý tưởng là từ 2 - 3 ngày.
- Bóc vỏ phần hành tỏi khô còn lại và băm nhỏ. Rửa sạch ớt, hành tím, rau mùi tàu và rau răm rồi vắt hết nước và thái nhỏ.
Bước 2: Luộc vịt
- Đặt vịt vào nồi và đổ nước ngập mặt vịt. Luộc vịt sơ qua 1 lần rồi rửa lại với nước sạch. Luộc vịt
- Cho vịt vào nồi, đổ nước ngập vịt và thêm hành, tỏi, gừng đã nướng. Nếu có hành tây, bạn cũng có thể cho vào để nước luộc vịt thêm ngọt, thơm.
- Dùng thìa hớt bọt bên trên mặt nước khi vịt chín.
- Vớt vịt ra để nguội.
Bước 3: Sơ chế măng
- Xé nhỏ măng sau khi rửa sạch.
- Đổ dầu ăn vào chảo sạch và thêm hành, tỏi băm vào phi vàng. Xào măng khô
- Cho măng vào chảo và xào đều. Nêm nếm gia vị để măng thêm đậm đà và chín từ từ và thấm đều gia vị.
- Thêm một chút nước và đun trong khoảng 30 phút để măng chín.
Bước 4: Hoàn thiện món ăn
- Trút măng vào nồi nước luộc vịt. Nêm vào đó muối, mì chính và bột nêm. Khuấy đều để gia vị tan đều. Thêm hành lá vào nồi măng để dậy hương thơm
- Chặt miếng vừa ăn thịt vịt. Nếu bạn muốn, bạn có thể lọc bỏ xương và thái miếng mỏng để ăn dễ hơn.
Bước 5: Hoàn thành vịt nấu măng khô
- Múc măng ra bát và xếp thịt vịt lên trên. Thêm hành, rau mùi tàu và rau răm thái nhỏ rồi chan nước canh lên trên. Măng khô nấu vịt ăn cực ngon
- Bạn có thể ăn vịt nấu măng khô kèm với cơm trắng hoặc bún tùy theo sở thích. Đừng quên pha một bát nước mắm chua ngọt để món canh vịt thêm tròn vị.
2. Vịt nấu măng chua ăn bún
Ngày hè nóng nực, bạn có thể vào bếp và nấu một bát canh vịt nấu măng chua để chiêu đãi cả gia đình.
Nguyên liệu làm vịt nấu măng chua
- Vịt: 1 con (1 - 1.5kg)
- Măng chua: 5 lạng
- Gừng: 1 củ
- Chanh: 1 quả
- Hành tím: 4 củ
- Hành lá, mùi tàu
- Rượu trắng
- Nước mắm, muối, mì chính, đường, hạt tiêu, sa tế tôm
Các nguyên liệu cần có cho món vịt nấu măng chua
Chế biến vịt nấu măng chua
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu
- Rửa sạch vịt và cho vào tô lớn. Thêm ½ củ gừng tươi giã nhuyễn, 1 thìa muối, ½ thìa nước cốt chanh, 1 chén nhỏ rượu gạo.
- Trộn đều để gia vị ngấm vào thịt vịt. Ướp chừng 10 phút sau đó, rửa lại vịt với nước lạnh và để ráo.
Ướp thịt vịt
Bước 2: Xào thịt vịt
- Đổ dầu ăn vào nồi sạch, thêm hành tím và phi thơm. Xào thịt vịt cho săn lại
- Trút thịt vịt đã ướp vào nồi và đảo cho đến khi thịt săn lại. Thêm 1 bát nước lọc và đun sôi, sau đó vặn lửa nhỏ và hớt bỏ phần bọt nổi bên trên để nước dùng trong và thêm ngọt.
Bước 3: Hoàn thiện vịt nấu măng chua
- Kiểm tra nồi khi vịt đã luộc chín khoảng 20 phút và nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị. Cho măng vào nấu cùng
- Cho măng vào nồi canh và đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
Bước 4: Trình bày
- Múc thịt vịt và măng ra bát, chan nước canh lên trên và rắc thêm hành, mùi tàu để dậy vị.
Món vịt nấu măng chua này có hương vị thơm ngon. Măng giòn và thịt vịt thơm mềm, nước canh đậm đà. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn ngon mà ai cũng phải khen.
3. Cách làm vịt nấu măng tươi
Ngoài việc sử dụng măng chua và măng khô, măng tươi cũng là một nguyên liệu tuyệt vời để nấu với vịt.
Khi làm món ăn này, bạn có thể sử dụng măng củ hoặc măng lá. Hãy chuẩn bị thêm ớt, gừng tươi và hành tím để canh măng vịt thêm hấp dẫn.
Công thức làm vịt nấu măng tươi
- Làm sạch vịt và chặt thành miếng vừa ăn. Ướp vịt với các gia vị và để khoảng 15 phút. Vịt nấu măng tươi chấm nước mắm gừng ăn cực kỳ ngon
- Măng thái hoặc xắt miếng nhỏ và xào chín với hành và tỏi. Thịt vịt đã ướp đem xào săn lại, sau đó thêm nước ngập mặt vịt. Khi nước sôi, thêm măng đã xào vào nấu cùng.
- Nêm lại gia vị cho canh măng vừa với khẩu vị. Múc thịt vịt và măng ra bát, chan nước xào lên trên và rắc thêm một chút hành, mùi tàu để dậy vị.
Món vịt nấu măng này có hương vị thơm ngon. Măng giòn sần sật, thịt vịt thơm mềm, nước canh đậm đà. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ngon từ vịt khiến ai cũng phải khen.
Canh vịt nấu măng ăn với rau gì?
Bên cạnh các nguyên liệu chính, rau ăn kèm cũng rất quan trọng. Với món canh vịt nấu măng, có một số loại rau ăn kèm mà bạn nên chuẩn bị:
- Rau húng quế
- Giá đỗ
- Rau muống chẻ
- Bắp chuối thái sợi
- Xà lách
- Mùi tàu
- Rau húng lủi
Lưu ý, với các loại rau sống, bạn nên sơ chế cẩn thận để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất còn sót lại.
Vịt nấu măng có bao nhiêu calo?
Thịt vịt rất giàu vitamin và dưỡng chất thiết yếu tốt cho cơ thể. Khoảng 700 - 800 calo được ước tính có trong một bát canh vịt nấu măng.
Những người không nên ăn thịt vịt nấu măng
Tuy món canh vịt nấu măng có hương vị thơm ngon, nhưng không phải ai cũng nên ăn. Dưới đây là một số nhóm đối tượng nên tránh ăn thịt vịt nấu măng:
- Người cao tuổi và trẻ nhỏ, do thịt vịt khó tiêu hóa.
- Phụ nữ mang thai, do măng chứa các độc tố có thể gây ngộ độc.
- Người bệnh dạ dày, do măng chứa nhiều độc tố gây hại cho dạ dày.
- Người bị bệnh gout, do vịt nấu măng tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Với các cách làm vịt nấu măng trên, bạn có thể tự tay nấu một món ăn thơm ngon để chiêu đãi cả gia đình. Chúc bạn thành công và thực đơn thêm phong phú!