Bài viết được trình bày bởi Camnangbep.com
Bánh chưng là một món ăn truyền thống vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Theo đúng như tục lệ người Việt, mỗi độ xuân về, gia đình sẽ sum họp cùng gói bánh chưng. Nếu bạn vẫn muốn trải nghiệm Tết đậm đà bản sắc Việt, hãy thử gói bánh chưng. Mời bạn cùng tìm hiểu cách gói bánh chưng thông qua bài viết này nhé!
Đôi nét về bánh chưng
Bánh chưng là món ăn truyền thống của Tết Việt
Bánh chưng có mặt ở Việt Nam đã từ rất lâu rồi. Theo như truyện sự tích bánh chưng thì phải từ thời vua Hùng thứ 6. Đây là loại bánh mang ý nghĩa cảm tạ đất trời, thiên nhiên Việt Nam. Vỏ bánh và nhân bánh đều làm từ nguồn nguyên liệu đặc trưng cho nền nông nghiệp lúa nước. Bánh còn mang ý nghĩa về sự sum họp gia đình, quây quần đón Tết. “Chưng” cũng là một từ Hán-Việt, tượng hình mô tả hình ảnh nấu bánh. Trong mâm cỗ ngày tết ở miền bắc dường như không thể thiếu món bánh này.
Bánh gồm vỏ gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt heo
Bánh chưng là món bánh có nguyên vật liệu rất đơn giản. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp. Nhân bánh gồm thịt heo mỡ và đậu xanh. Bánh được gói bằng lá dong, có thể gói bằng khuôn gỗ hoặc không cần khuôn. Bánh sau khi gói được luộc chín.
Nguyên gốc bánh chưng
Sự tích bánh chưng và bánh giầy
Hùng Vương thứ 6 muốn truyền ngôi cho con. Ngài quyết định sẽ truyền ngôi cho vị hoàng tử nào làm được món ngon dân cúng tổ tiên. Các hoàng tử khác đều đi săn tìm các thứ của ngon vật lạ. Trong khi đó hoàng tử thứ 18 - Lang Liêu vẫn loay hoay không biết làm thế nào. Vào một đêm chàng mơ thấy thần báo mộng dạy làm hai loại bánh dâng cúng tổ tiên. Đó chính là bánh chưng và bánh giầy. Hai loại bánh này tượng trưng cho đất và trời. Bánh chưng được gói bằng lá, có nhân bên trong tượng hình việc cha mẹ đùm bọc con cái.
Lang Liêu được truyền ngôi báu nhờ món bánh lạ dâng cúng cổ tiên
Đến kỳ hẹn xem đồ lễ, Hùng Vương đặc biệt chú ý đến hai món bánh lạ của Lang Liêu. Vua khen bánh ngon, dùng các nguyên liệu đặc trưng thuần Việt và giàu ý nghĩa. Vua quyết định truyền ngôi báu cho Lang Liêu. Bánh chưng và bánh giầy cũng trở thành món dâng cúng tổ tiên của người Việt mỗi độ Tết đến.
Tục lệ làm bánh chưng trong năm mới
Hàng năm, cứ đến ngày 27-28 âm lịch, các gia đình Việt lại quây quần gói bánh chưng. Các gia đình sẽ tụ họp xôn xao, mỗi người một tay, thực hiện các công đoạn khác nhau. Cuối ngày, mọi người thay phiên nhau trông nồi bánh đỏ lửa ấm cúng.
Mội độ Tết đến, xuân về, các gia đình lại sum họp, quây quần gói bánh chưng
Trong các mâm cơm dâng cúng tổ tiên mùng 1 - mùng 3 Tết không thể thiếu bánh chưng. Cứ bảo ăn nhiều thì ngán nhưng hẳn mỗi Tết không được ăn bánh chưng sẽ thấy rất nhớ. Món ngon ngày tết này đã trở thành món “Hồn Quốc” trong lòng mỗi người Việt.
Tỷ lệ gạo đỗ gói bánh chưng là bao nhiêu?
Trong các nguyên liệu gói bánh chưng thì gạo nếp và đỗ xanh chiếm phần lớn, thịt lợn chỉ xếp vài lát vào giữa nhân bánh. Chờ một chút, tôi sẽ chia sẻ với bạn tỷ lệ gạo đỗ gói bánh chưng ngon nhất.
Đầu tiên, bạn cho 2 bát gạo nếp vào khuôn lá đã chuẩn bị sẵn, dàn đều và dùng tay hơi nén gạo xuống để bánh chặt hơn. Sau đó, lấy nửa bát đỗ xanh đổ lên, cùng dàn đều theo chiều ngang rồi xếp các lát thịt lên trên. Tiếp đó, lại cho thêm nửa bát đỗ xanh rồi cuối cùng là 2 bát gạo nếp.
Tỷ lệ gạo đỗ gói bánh chưng ngon nhất là 4 gạo: 1 đỗ. Ví dụ trong lúc gói, bạn sử dụng một chiếc bát nhỏ để múc gạo và đỗ, không cần quá chính xác đến từng gam nhưng có thể ước lượng qua việc này.
Đầu tiên, bạn cho 2 bát gạo nếp vào khuôn lá đã chuẩn bị sẵn, dàn đều và dùng tay hơi nén gạo xuống để bánh chặt hơn. Sau đó, lấy nửa bát đỗ xanh đổ lên, cùng dàn đều theo chiều ngang rồi xếp các lát thịt lên trên.
Tiếp đó, lại cho thêm nửa bát đỗ xanh rồi cuối cùng là 2 bát gạo nếp. Đây là cách mà nhiều người thường áp dụng để căn chuẩn nhất tỷ lệ gạo đỗ gói bánh chưng. Lớp nhân đỗ xanh sẽ có vị thơm bùi hòa quyện với béo ngậy của thịt mỡ, thơm nồng của tiêu xay.
Cách gói bánh chưng (10 cái)
Nguyên liệu làm bánh chưng
Số nguyên liệu dưới đây sẽ đủ làm khoảng 10 cái bánh chưng.
Lá dong xanh
Lá dong xanh, khổ rộng dùng để gói bánh
Bạn sẽ chuẩn bị 40 lá dong xanh. Bạn nên chọn lá dong bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Như vậy thì lá mới đủ độ dẻo và dai, chắc để gói bánh. Lá dong được chọn phải bóng, cuống nhỏ, xanh đậm, không được rách hay lỗ chỗ, khổ rộng đều.
Gạo nếp
Bánh chưng gồm vỏ gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt heo
Bạn cần 4.5kg gạo nếp. Bạn chọn gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp theo đúng mùa thu hoạch. Các hạt gạo phải đều nhau và bóng mẩy. Gạo nếp cái hoa vàng sẽ cho vỏ bánh thơm ngon nhất.
Đỗ xanh
![Đỗ xanh hạt tiêu sẽ làm nhân bánh bùi, ngậy h