Trồng cây chuối là một tư thế Yoga đẹp mà hầu hết Yogi nào cũng yêu thích tập luyện. Thực hành bài tập Yoga này giúp bạn khoe được những đường cong mềm mại trên cơ thể đồng thời nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhằm giúp người tập Yoga có thêm hứng thú và yêu thích tư thế tập luyện này hơn, Thiên Trường Sport xin giải đáp thắc mắc trồng cây chuối có tác dụng gì. Các bạn cùng tham khảo và bắt đầu thực hành tư thế Yoga này nhé!
Trồng cây chuối có tác dụng gì?
Có thể thấy, tư thế trồng cây chuối khá khó thực hiện nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho người tập. Bạn có thể tham khảo những tác dụng của tư thế Yoga này như sau:
1. Giảm đau nhức cột sống.
Hàng ngày cột sống của chúng ta phải chịu bao nhiêu áp lực đè nén nhằm giữ vững cơ thể và thực hiện các hoạt động sống thường ngày. Những lực tác động lên cột sống và cơ lưng thường xuyên khiến vùng cơ thể này bị mệt mỏi, đau nhức. Luyện tập tư thế trồng cây chuối sẽ giúp bạn giảm đau nhức cột sống hiệu quả.
2. Cải thiện tuần hoàn máu.
Động tác lộn ngược cơ thể của tư thế trồng cây chuối khiến đôi chân của bạn nâng cao hơn so với tim. Lúc này, máu sẽ lưu thông nhanh hơn đến các phần chi trên, vai gáy và não bộ. Dòng máu chảy ngược trong cơ thể có tác dụng tái tạo các lớp mô của từng bộ phận, kích thích tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn. Nhờ sự thay đổi này, lượng oxy cung cấp đến não bộ cũng như các nhóm cơ bắp trong cơ thể đầy đủ hơn, giúp tăng năng lượng hoạt động, cải thiện tinh thần cũng như thể lực cho người tập luyện.
3. Tăng sự tập trung.
Nhờ chức năng tuần hoàn máu cải thiện, hệ dây thần kinh sẽ đảm nhiệm vai trò của mình tốt hơn, tăng sự tập trung làm việc. Hơn thế nữa, khi trồng cây chuối bạn cần cố gắng giữ thăng bằng cơ thể vậy nên tâm trí của bạn cần học cách tập trung, giữ nhịp thở đều đặn. Một số nghiên cứu khoa học cũng chứng minh nhờ tư thế Yoga trồng cây chuối, nhiều Yogi đã nâng cao khả năng tập trung của mình trong học tập và công việc, qua đó đạt được nhiều thành quả tốt đẹp trong cuộc sống.
4. Tăng sức mạnh cơ vai.
Khi thực hiện tư thế trồng cây chuối, cơ vai của bạn sẽ dùng một lực tương đối để nâng toàn bộ thân người lên cao và giữ thăng bằng nó. Động tác Yoga này có tác dụng giúp cơ vai rèn luyện chắc khỏe hơn, tăng sức mạnh và dẻo dai cho cơ bắp. Khả năng giữ cân bằng cơ thể càng tốt thì cơ vai của bạn càng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, để phát huy được tác dụng này bạn cần khởi động vùng vai, bả vai thật kỹ trước khi bắt đầu thực hành tư thế Yoga này.
5. Cân bằng hormone.
Bài tập Yoga trồng cây chuối tương đối khó thực hiện và khiến chúng ta cảm nhận nó đang rất bất bình thường so với tư thế hoạt động của cơ thể hàng ngày. Nhưng ngược lại, áp dụng tư thế trồng cây chuối thực sự rất tốt cho khả năng cân bằng cơ thể, trong đó gồm tác dụng cân bằng quá trình sản sinh hormone. Động tác lộn ngược người xuống đất sẽ giúp hormone tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận hay nhiều tuyến khác sản xuất và cân bằng lượng hormone vừa đủ. Bên cạnh đó, bài tập Yoga này còn tác động các hormone giúp cân bằng tâm trạng.
6. Tăng sự can đảm, tự tin.
Không chỉ có tác động đến sức khỏe, trồng cây chuối giúp bạn điều hòa nhịp thở, tâm bình an hơn, giảm thiểu mọi căng thẳng, lo lắng đến từ cuộc sống. Tuyệt vời hơn nữa, thực hiện được tư thế trồng cây chuối sẽ giúp bạn có thêm sự can đảm, mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.
7. Mang giá trị tâm linh.
Trồng cây chuối là tư thế Yoga mang dòng chảy năng lượng chạy xuyên suốt cơ thể. Theo giới tâm linh, động tác lộn ngược cơ thể bằng cách để đầu hay tay tiếp đất được coi là cách di chuyển nguồn năng lượng từ luân xa gốc đến luân xa vương miện. Những động tác tập luyện này sẽ giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về cuộc sống thực tại, đời sống tâm hồn phong phú, đa dạng hơn.
8. Giải tỏa căng thẳng, stress.
Tác dụng nữa của tập trồng cây chuối là khả năng giải tỏa stress giúp người tập cảm thấy tinh thần sảng khoái, lạc quan hơn. Cơ chế đầu lộn ngược xuống đất giúp cân bằng hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ giảm lượng Cortisol trong cơ thể giúp bạn giải phóng toàn bộ năng lượng tiêu cực, không còn lo lắng hay mệt mỏi. Các chuyên gia sức khỏe đã phân tích, khả năng lưu thông máu tốt hơn kết hợp hơi thở đều đặn là một trong những yếu tố giúp tâm trí của bạn tĩnh lặng hơn, ít căng thẳng hơn. Ngoài ra, tác động của bài tập Yoga này còn kích thích tuyến yên giải phóng hormone endorphin (một loại hormone hạnh phúc) giúp cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn, tinh thần vui vẻ, phòng ngừa trầm cảm cực tốt.
Hướng dẫn tập tư thế trồng cây chuối đúng cách.
Nhận thấy những tác dụng tuyệt vời của tư thế trồng cây chuối, bạn đã sẵn sàng để thực hành bài tập này chưa? Tiếp ngay sau đây, Thiên Trường xin hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chuối cơ bản và đầy đủ nhất cho bạn tham khảo và thực hành luôn. Các bước tập này gồm có:
-
Điều quan tâm đầu tiên khi tham gia tập Yoga chính là lựa chọn trang phục quần áo thoải mái và phù hợp nhất với bạn.
-
Tiếp theo đó, hãy khởi động thật kỹ trước khi bài bài tập chính thức. Thực sự, khởi động là bước cực kỳ quan trọng đối với mọi bài tập thể dục nào. Bạn hãy làm nóng cơ thể bằng cách kéo căng cổ tay và cơ cánh tay về phía trước, tập xoay vai, kéo phần vai căng giãn ra, đồng thời xoay cổ, tay toàn bộ các khớp tay, chân. Thao tác khởi động này nên thực hiện trong vòng 5-10 phút để cơ thể dẻo dai hơn, phòng ngừa các chấn thương có thể xảy ra.
-
Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu thực hành tư thế Yoga này bằng cách đặt 2 chân mở rộng bằng vai trên sàn nhà hoặc thảm tập Yoga. Hóp chặt cơ bụng này để sẵn sàng cho động tác trồng cây chuối.
-
Gập người xuống để 2 bàn tay đặt xuống sàn nhà sao cho khoảng cách 2 tay rộng bằng vai. Dồn trọng lượng đều sang 2 tay và để 2 bàn tay hướng vào nhau.
-
Đưa trọng lực cơ thể vào hông rồi dần dần dồn trọng lượng cơ thể vào đôi tay để nhấc 2 chân lên khỏi sàn nhà.
-
Cột sống lúc này giữ thẳng, tuyệt đối không xoay lưng. Cơ vai và cơ cánh tay căng ra.
-
Hít vào và từ từ hạ đầu thấp xuống sàn trong khi trọng lượng cơ thể vẫn ở cánh tay, cột sống vẫn giữ thẳng. Để đầu chạm nhẹ xuống sàn nhà để giữa thăng bằng cơ thể, nếu chưa thể làm được hãy sử dụng vai, tay, cổ.
-
Giữ tư thế trên khoảng vài giây rồi thở ra, dồn trọng lượng cơ thể vào tay rồi đẩy cơ thể về vị trí ban đầu để kết thúc tư thế. Hãy thực hiện động tác này thật chậm, tuyệt đối không dùng đà đẩy người lại sẽ khiến cơ bắp không được hoạt động.
-
Lưu ý, đối với người chưa quen, hãy dựa vào tường khi tập luyện nhằm tăng khả năng giữ thăng bằng. Hãy thực hiện động tác một cách từ từ để nâng dần hiệu quả, đừng đốt cháy giai đoạn bạn có thể bị tổn thương đấy!
Các lỗi sai thường gặp khi trồng chuối yoga.
Đa phần, người mới tập yoga trồng chuối sẽ mắc phải những lỗi cơ bản dưới đây. Bạn có thể tham khảo để tự điều chỉnh khi tập:
- Khuỷu tay đặt quá rộng hoặc quá hẹp.
- Không giữ thẳng cột sống.
- Thực hiện động tác trực tiếp trên sàn nhà thay vì sử dụng thảm tập yoga.
- Không kiểm soát các chuyển động dẫn đến dễ đá chân vào đầu.
- Ít sử dụng lực vai và cánh tay. Cánh tay của bạn cũng phải chịu đựng một phần trọng lượng cơ thể. Nếu bạn không thể phân bổ đều trọng lượng thì hãy thử kê một cái khăn phía dưới cánh tay để giữ ổn định.
- Di chuyển quá nhanh, thực hiện các bước vội vàng. Điều này có thể khiến bạn tập sai và gây ra những ảnh hưởng không tốt. Do đó, hãy tập một cách chậm rãi, tập trung vào việc hít thở và lắng nghe cơ thể mình.
Những ai không nên trồng cây chuối?
Mặc dù tư thế trồng cây chuối đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và tinh thần cho người tập nhưng không phải ai cũng thích hợp để thực hành bài tập này. Có thể thấy rằng, tập trồng cây chuối là tư thế Yoga tương đối khó, đòi hỏi người tập phải có sức khỏe tốt, kỹ năng tập Yoga cơ bản. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau đây thì không nên tập trồng cây chuối. Cụ thể, những người này gồm có:
-
Người mới tham gia tập Yoga: Người mới tham gia bộ môn này cơ thể còn khá cứng, sức dẻo dai còn ở mức trung bình nên việc lộn ngược người trên mặt đất rất khó thực hiện. Hơn nữa người mới chưa nắm chắc kỹ thuật hít thở và khả năng giữ thăng bằng nên sự thất bại khi tập luyện tư thế này rất dễ xảy ra. Cố gắng tập trồng cây chuối khi chưa nắm chắc kỹ thuật tập luyện sẽ khiến cơ thể bị chấn thương, xảy ra những hậu quả không hề mong muốn.
-
Người ít vận động, không tập thể dục: Đây cũng là đối tượng người không thích hợp để tập trồng cây chuối. Như các bạn đã biết, đây là tư thế Yoga cần sức mạnh để nâng toàn bộ thân người lên cao đồng thời để đầu chống dưới đất. Nếu bạn không có sức khỏe thì rất khó để thực hiện bài tập này. Do vậy hãy đầu tư sức khỏe thật tốt khi chuẩn bị tập đảo ngược người.
-
Phụ nữ mang thai hoặc đang chu kỳ kinh nguyệt: Thực hiện tư thế lộn ngược người này cũng không hề phù hợp cho phụ nữ mang thai hay đang đến ngày "dâu rụng". Bởi vì phụ nữ trong thời kỳ này sức khỏe yếu, sức mạnh cơ bắp không khỏe nên giữ thăng bằng kém. Tập Yoga không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây ra những hiệu quả đáng tiếc mà không ai mong muốn.
-
Người bị cao huyết áp, vừa phẫu thuật: Với yêu cầu người tập phải có sức khỏe tốt, tư thế trồng cây chuối không thích hợp cho người bị cao huyết áp, người mới ốm dậy, người vừa mới phẫu thuật. Ngoài ra, nếu bạn đang bị chấn thương cổ, vai gáy, nhức đầu, hen suyễn hay nghẹt mũi cũng không nên thực hiện bài tập này. Sự vô tư, coi thường các bệnh lý thông thường khi tập Yoga sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bạn.
Lời kết.
Như vậy, tư thế trồng cây chuối có tác dụng gì đã được Thiên Trường Sport giải đáp khá đầy đủ ở bài viết trên đây. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn cách trồng cây chuối đúng cách. Hy vọng những kiến thức đầy đủ này sẽ giúp ích cho các bạn Yogi đang tập luyện tư thế Yoga khó này. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi! Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!