Định nghĩa thực phẩm chức năng
thực phẩm chức năng có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để thống nhất, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đề xuất một định nghĩa dễ hiểu như sau: Thực phẩm chức năng là những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ, phục hồi hoặc tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng. Ngoài ra, thực phẩm chức năng còn giúp tạo cảm giác thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
Ảnh minh họa: Bao Vi An, định nghĩa thực phẩm chức năng
Đặc điểm chung của Thực phẩm chức năng
- Sản xuất và chế biến dựa theo công thức đặc biệt.
- Có thể loại bỏ các chất bất lợi và bổ sung các chất có lợi.
- Có tác dụng đến một hoặc nhiều chức năng trong cơ thể.
- Lợi ích cho sức khỏe vượt trội hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản.
- Nguồn gốc từ tự nhiên như động vật, thực vật, khoáng vật.
- Được đánh giá đầy đủ về chất lượng, an toàn và hiệu quả.
- Có thể sử dụng thường xuyên, liên tục mà không gây tác dụng phụ.
- Nhãn sản phẩm được ghi theo quy định.
Ảnh minh họa: Xoang Bach Phục, thực phẩm chức năng
Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống
Thực phẩm chức năng có thể được hiểu như là một sự kết hợp giữa thực phẩm và thuốc, nên còn được gọi là thực phẩm thuốc (Food-Drug). Nguồn gốc của thực phẩm chức năng thường đến từ các sản phẩm tự nhiên như cây cỏ và động vật, do đó có nguồn gốc chung với thuốc y học cổ truyền. Trên thực tế, các nước không có nền y học cổ truyền truyền thống thường chế biến các sản phẩm y học truyền thống thành thực phẩm chức năng, tức là có hàm lượng hoạt chất và vi chất gần như tương đương với nhu cầu cơ thể hàng ngày.
Để phân biệt rõ hơn giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã đưa ra một số tiêu chí so sánh như sau:
Tiêu chí | Thực phẩm truyền thống | Thực phẩm chức năng |
---|---|---|
Chức năng | - Cung cấp dinh dưỡng | - Cung cấp dinh dưỡng |
- Thỏa mãn nhu cầu cảm quan | - Chức năng cảm quan | |
- Lợi ích về sức khỏe | (giảm cholesterol, giảm áp, chống táo bón...) | |
Chế biến | - Chế biến theo công thức thô | - Chế biến theo công thức tinh (đã được chứng minh và cho phép) |
Tạo năng lượng | - Tạo ra năng lượng cao | - Ít tạo ra năng lượng |
Liều dùng | - Số lượng lớn | - Số lượng rất nhỏ |
Đối tượng sử dụng | - Mọi đối tượng | - Mọi đối tượng, có định hướng cho đối tượng đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ mãn kinh... |
Nguồn gốc nguyên liệu | - Nguyên liệu tự nhiên | - Hoạt chất, chất chiết từ nguyên liệu tự nhiên |
Thời gian và phương thức dùng | - Thường xuyên, suốt đời | - Thường xuyên, suốt đời, có sản phẩm cho đối tượng đặc biệt |
Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc
Trong thực tế, sự phân biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc cũng rất quan trọng. Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã so sánh cụ thể như sau:
Tiêu chí | Thực phẩm chức năng | Thuốc |
---|---|---|
Định nghĩa | Sản phẩm hỗ trợ chức năng cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng | Chất dùng cho mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể |
Công bố trên nhãn của nhà sản xuất | Được xem là thực phẩm chức năng (theo luật Thực phẩm) | Là thuốc (theo luật Dược phẩm) |
Hàm lượng chất, hoạt chất | Không quá 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của cơ thể | Cao hơn |
Ghi nhãn | Ghi nhãn tương tự thực phẩm chức năng - hỗ trợ chức năng cơ thể | Ghi nhãn dược - có chỉ định, liều dùng và chống chỉ định |
Điều kiện sử dụng | Tự mua ở chợ, siêu thị | Cần có chỉ định, kê đơn của bác sĩ |
Đối tượng sử dụng | Người bệnh, người khỏe | Người bệnh |
Điều kiện phân phối | Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp | Chỉ được bán tại hiệu thuốc |
Cách dùng | Thường xuyên, liên tục | Từng đợt, nguy cơ biến chứng, tai biến |
Nguồn gốc, nguyên liệu | Nguồn gốc tự nhiên | Nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp |
Tác dụng | Tác dụng lan tỏa, hiệu quả toàn thân | Tác dụng chữa 1 chứng bệnh cụ thể |
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về thực phẩm chức năng và khả năng phân biệt chúng với thực phẩm truyền thống và thuốc.