Xem thêm

Người bệnh viêm loét dạ dày nên lưu ý gì trong ăn uống và sinh hoạt?

Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh phổ biến, gây tổn thương viêm và loét ở niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Tình trạng này thường đi kèm với các...

Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh phổ biến, gây tổn thương viêm và loét ở niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, đầy bụng và khó tiêu. Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách, nhưng nếu không được chăm sóc kỹ, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng, gây xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày - tá tràng và thậm chí ung thư dạ dày.

II. Viêm dạ dày - tá tràng nên ăn gì?

Đối với những người bị viêm loét dạ dày - tá tràng, việc chọn lựa thực phẩm hợp lý là quan trọng để chữa lành tổn thương. Rau xanh có màu đậm là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, K, axit folic, sắt và canxi. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh và làm lành viêm loét dạ dày. Nên tránh tiêu thụ thực phẩm giàu protein và chất béo, vì chúng làm tăng sản xuất acid dạ dày và gây kích ứng cho dạ dày.

viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì Người bị viêm loét dạ dày nên ăn thực phẩm có tính kiềm

Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm mà người bệnh viêm loét dạ dày nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Bánh mỳ, bỏng ngô mềm, bỏng gạo, bánh quy có tác dụng hút thấm dịch vị của dạ dày và bọc lại các vết loét, tránh gây kích ứng.
  • Thực phẩm giàu tinh bột như cháo, khoai lang, khoai sọ luộc nhừ là một nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa.
  • Chuối là một loại quả giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Viêm loét dạ dày có HP+ nên nên ăn 1 quả chuối sau mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, sữa chua và đậu nành cũng là những lựa chọn tốt cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng.

III. Khi bị viêm dạ dày - tá tràng nên kiêng không ăn gì?

Người bị viêm loét dạ dày cần tránh tiêu thụ thực phẩm có tính axit như đồ nóng khó tiêu và nước có ga hoặc cồn, cũng như các loại trái cây có chứa acid citric như cam, chanh và nước ép từ các loại quả trong quá trình điều trị vết loét.

NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN LƯU Ý GÌ TRONG ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT Người bị viêm loét dạ dày nên ăn thực phẩm có tính kiềm và tránh xa thực phẩm có tính axit

Dưới đây là một số thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng:

  • Các món cay, chiên nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng đến dạ dày.
  • Các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng cũng gây đau bụng. Tuy tỏi chứa flavonoid, nhưng cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng, nên ăn tỏi cần chú ý phản ứng của cơ thể.
  • Giảm thức uống chứa cafein như cà phê, coca cola, trà chứa cafein và sô cô la, cũng như đồ uống có cồn. Cafein làm tăng sản xuất acid dạ dày và có thể gây đau dạ dày, trong khi rượu có thể gây kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày.
  • Tránh ăn hải sản sống, gỏi và các loại thực phẩm tươi sống khác. Chú ý chế biến kỹ trước khi ăn, tránh vi khuẩn H. pylori - một trong những tác nhân gây viêm loét dạ dày.

IV. Các nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt cần ghi nhớ

1/ Nguyên tắc ăn uống

  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho dạ dày.
  • Đi bộ nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Nghỉ ngơi sau khi ăn.
  • Thực hiện massage bụng để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tránh ăn hoa quả chua sau bữa ăn.
  • Tránh nằm hoặc đi tắm ngay sau khi ăn.

2/ Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh căng thẳng thần kinh, không xảy ra các biến chấn về tình cảm, tinh thần. Không làm việc quá sức hoặc thức khuya.
  • Ăn uống điều độ, không nhịn đói quá hoặc ăn quá no. Bữa ăn phải đúng giờ, không sử dụng gia vị chua cay. Tránh lạm dụng rượu và thuốc lá.
  • Giữ gìn sức khỏe mỗi khi có hiện tượng thời tiết lạnh, ẩm.
  • Điều trị những bệnh khác kèm theo một cách triệt để.
  • Không tự ý dùng thuốc khi mắc bệnh lý khác và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp và duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh chỉ là biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng viêm loét dạ dày, hãy đi khám tại cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn khám và điều trị hiệu quả.

Mọi thắc mắc về khám chữa bệnh và giải đáp về BHYT, xin vui lòng liên hệ:

  • Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang
  • Địa chỉ: Lô 10 đường 19/5, KDC Vĩnh Điềm Trung, Nha Trang
  • Hotline: 02583 89 87 89

Mọi thắc mắc về khám chữa bệnh và giải đáp về BHYT, xin vui lòng liên hệ:

1