Xem thêm

Người bệnh tiểu đường có được ăn mì tôm không?

Mì tôm - món ăn phổ biến và thuận tiện - có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nếu tiêu thụ quá nhiều. Chỉ số đường huyết có thể tăng...

Mì tôm - món ăn phổ biến và thuận tiện - có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nếu tiêu thụ quá nhiều. Chỉ số đường huyết có thể tăng đột biến và nguy cơ mắc các biến chứng như xơ vữa động mạch, huyết áp cao và các bệnh tim.

Thành phần của mì tôm

Bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy, chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết các thực phẩm cung cấp nhóm chất: protein, carbohydrate, lipid, chất xơ và các chất vi lượng như vitamin, đồng, kẽm, sắt, magiê,... Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ các nhóm chất này là cần thiết, thiếu hụt có thể gây mệt mỏi và các bệnh nguy hiểm.

Một gói mì tôm thông thường chứa khoảng 320kcal, trong khi một chén cơm thông thường chỉ khoảng 200kcal. Mì tôm chứa tinh bột mì, dầu ăn, màu vàng từ bột nghệ tươi, muối, chất điều vị, chất tạo xốp cùng các chất phụ gia làm tăng hương vị và độ thơm ngon. Mì tôm chỉ chứa carbohydrates tinh chế (carbs xấu) và chất béo transfat (chất béo bão hòa rất hại cho sức khỏe), muối, bột ngọt và các chất điều vị mà không có chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B12,...

Mì tôm thường được chiên qua dầu ở nhiệt độ cao, gây phân hủy chất dinh dưỡng và vitamin B. Quá trình này còn sản sinh ra nhiều chất béo chuyển hóa, làm tăng cholesterol máu và kháng insulin, làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

Mì ăn liền chứa nhiều năng lượng xấu nhưng lại không có chất xơ và protein cũng như các dưỡng chất cần thiết. Mì ăn liền chứa nhiều năng lượng xấu nhưng lại không có chất xơ và protein cũng như các dưỡng chất cần thiết.

Chỉ số đường huyết (GI - một thông số giúp định một loại thức ăn gây tăng đường huyết nhiều hay ít) của mì tôm là 47, mặc dù không cao nhưng khi chế biến kỹ, chỉ số này sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh. Tải lượng đường huyết (GL - chỉ số hấp thụ tinh bột vào cơ thể) của mì là 18.8, mức trung bình nhưng ăn quá nhiều có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

Để phòng ngừa biến cố tim mạch, lượng natri khuyến cáo sử dụng ít hơn 2.300mg/ngày. Tuy nhiên, một gói mì tôm có thể chứa từ 397 - 3678mg, thậm chí còn nhiều hơn. Chỉ cần ăn một gói mì tôm, lượng natri nạp vào cơ thể đã cao hơn khuyến nghị.

Như vậy, mì ăn liền chứa nhiều năng lượng xấu, chất béo có hại cho sức khỏe nhưng lại thiếu chất xơ và protein. Việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy no, có nhiều năng lượng nhưng lại không có nguồn dưỡng chất cần thiết. Sau bữa ăn, người bệnh tiểu đường dễ bị tăng đường huyết đột ngột, ảnh hưởng sức khỏe. Chế độ ăn ít chất xơ và protein có liên quan đến nguy cơ cao mắc các bệnh: táo bón, giảm lợi khuẩn trong đường ruột, suy giảm hệ miễn dịch,... Ngoài ra, sử dụng mì tôm quá nhiều khiến bệnh nhân tiểu đường gặp nguy cơ cao mắc các biến chứng cao huyết áp, thận hay các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ.

Ăn mì tôm đúng cách

Bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy khuyên: Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường cũng như các bệnh khác. Người bệnh tiểu đường cần ăn cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm để vừa cung cấp năng lượng vừa kiểm soát đường huyết, đảm bảo tinh thần vui vẻ. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường vẫn được ăn mì tôm, nhưng cần sử dụng một cách hạn chế, khoảng ⅔ gói mì mỗi bữa (tương đương 1 chén cơm).

Người bệnh tiểu đường cũng như mọi người dân cần xây dựng chế độ ăn cân bằng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh tiểu đường cũng như mọi người dân cần xây dựng chế độ ăn cân bằng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bệnh không nên ăn quá nhiều mì tôm và nên chọn cách ăn phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến đường huyết. Khi chọn mì, người bệnh nên đọc kỹ thành phần và chọn loại ít chất bảo quản, không qua chiên dầu. Người bệnh nên sơ chế mì 2 lần trước khi bắt đầu ăn. Điều này sẽ giúp loại bỏ bớt chất béo và chất không tốt cho người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nên ăn mì kèm với các thực phẩm giàu protein và chất xơ như trứng, đậu, thịt bò, thịt gà, cá, nấm,... Tốt nhất, người bệnh nên ăn rau trước và tỉ lệ rau với mì 2:1. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm lượng đường trong bữa ăn và hạn chế tối đa sự tăng vọt đường huyết sau bữa ăn.

"Những người ăn mì tôm liên tục có thể thiếu hụt nghiêm trọng các dưỡng chất protein, canxi, vitamin C, phốt pho, sắt, niacin và vitamin A,... nhưng lại tăng cao lượng natri và calo. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa và mắc bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ" - Bác sĩ Duy cảnh báo.

1