Xem thêm

Nấm độc là gì? 13 loại nấm độc chết người cần tránh xa

Tìm hiểu về nấm độc là rất quan trọng nếu bạn muốn bắt đầu tìm những loại nấm có thể ăn được ở ngoài tự nhiên. Hậu quả của việc ăn nhầm nấm dại, nấm...

Tìm hiểu về nấm độc là rất quan trọng nếu bạn muốn bắt đầu tìm những loại nấm có thể ăn được ở ngoài tự nhiên. Hậu quả của việc ăn nhầm nấm dại, nấm độc có thể từ chóng mặt, tiêu chảy nặng thậm chí tử vong. Vâng, bạn có thể chết vì phạm sai lầm.

Cùng tìm hiểu về 9 loại nấm nguy hiểm và chết người nhất và cách phân biệt nấm độc và nấm ăn được trong bài viết này.

Nấm độc là gì?

Theo các chuyên, nấm độc là những loại nấm mà khi ăn vào, khiến cơ thể bị ngộ độc và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cũng giống như một số loài động vật và thực vật khác, một số loài nấm có chứa chất độc để tự vệ, từ đó giúp cho chúng tồn tại và có thể duy trì nòi giống.

Các dấu hiệu nhận biết nấm độc

Cách phân biệt nấm độc và nấm ăn được

  • Các loại nấm độc thường gặp thường có đầy đủ: phiến nấm, mũ, cuống, vòng cuống và bao gốc.
  • Thân cây nấm độc bên trong có màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm.
  • Bộ phận có độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, quá trình sinh trưởng của nấm, môi trường đất đai, khí hậu.

Cách phân biệt nấm độc với nấm ăn được nhanh chóng

Đầu tiên, nếu có bất kỳ màu đỏ nào trên nấm bao gồm phần mũ, thân hoặc mang nấm thì hãy coi nấm là độc.

Thứ hai, hãy cắt đôi cây nấm theo chiều dọc, nếu phần thịt nấm chuyển sang màu xanh dương một cách nhanh chóng hoặc ngay lập tức thì đó khả năng cao là nấm độc.

Điều gì xảy ra khi ăn phải một số loại nấm độc?

Tùy thuộc vào loại nấm bạn ăn và số lượng ăn vào, các triệu chứng ngộ độc nấm có thể rất khác nhau. Một số loại nấm sẽ gây ra các triệu chứng ngay lập tức, một số loại có thể có triệu chứng sau 1 - 2 ngày.

Một số triệu chứng của việc ăn phải nấm độc bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Ớn lạnh
  • Ảo giác
  • Mất kỹ năng vận động
  • Suy nội tạng

Danh sách 9 loại nấm độc chết người cần tránh xa

1. Nấm tử thần (Death cap) - Amanita phalloides

Nấm mũ tử thần - Loài nấm độc mạnh nhất Nấm tử thần hay nấm chiếc mũ tử thần.

Có lẽ là loại nấm nguy hiểm nhất trong số các loại nấm độc và bạn cần phải tránh xa loại nấm này. Chất độc bên trong nấm tử thần là amatoxin, đây là chất không bị mất đi kể cả khi được đun nấu.

Trong vòng 6 đến 12 giờ sau khi tiêu thụ nấm tử thần, cơ thể sẽ xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, nôn mửa và tiêu chảy ra máu, gây mất nước nhanh chóng từ các mô và khát nước dữ dội.

Các ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận và hệ thần kinh trung ương sẽ sớm xuất hiện, bao gồm giảm lượng nước tiểu và giảm lượng đường trong máu. Tình trạng này dẫn đến hôn mê và tử vong trong hơn 50% trường hợp.

Những cái chết đáng chú ý liên quan đến loài nấm này bao gồm Giáo hoàng Clement VII, người đã chết vì tai nạn ngộ độc nấm tử thần vào năm 1534, và có thể là Hoàng đế La Mã Claudius vào năm 54 CN.

Cách nhận biết: Cách nhận biết nấm tử thần Death cap-Amanita-phalloides Phần mũ nấm tỏa ra như chiếc nón trùm đầu to. Phiến nấm có màu nâu đậm và chuyển vàng khi tỏa ra vành nấm. Chân cuống phình như củ, bao gốc hình đài hoa.

2. Nấm độc tán trắng (Amanita verna)

Nấm độc tán trắng - (Amanita verna) Nấm độc tán trắng.

Nấm trắng hình nón có độc tố được xếp vào loại độc tính mạnh, khả năng gây tử vong cao. Ngay cả khi nấu sôi và kể cả sấy khô, độc tính của nấm cũng không mất đi.

Hương vị của loài nấm độc này khá dễ chịu, các thành phần độc tố bên trong cây nấm cũng không bị mất đi kể cả khi được đun nấu. Khi ăn phải sẽ dẫn đến suy gan, suy thận và tử vong.

Cách nhận biết: Cách nhận biết nấm độc tán trắng

  • Hình dạng: Mũ nấm màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Toàn thân màu trắng, chân cuống phình dạng củ, bao gốc hình đài hoa.
  • Thịt nấm: Bên trong màu trắng, mềm, mùi thơm dịu.
  • Độc tố: Các amanitin (amatoxin), độc tính mạnh

3. Nấm độc trắng hình nón - Amanita virosa

Nấm độc trắng hình nón Nấm độc trắng hình nón.

Thành phần chất độc bên trong loài nấm Amanita virosa là amatoxin. Đây là hợp chất cực độc di chuyển qua dòng máu và phá vỡ quá trình trao đổi chất của tế bào do đó làm tổn thương nhiều cơ quan bao gồm gan và tim.

Nấm độc trắng hình nón thường bị nhầm lẫn với Nấm Mỡ do có hình dáng tương đồng. Các triệu chứng khi ăn phải loài nấm này bao gồm nôn mửa, mê sảng, co giật, tiêu chảy, suy gan và thận và thường dẫn đến tử vong.

Cách nhận biết:

  • Hình dạng: Gần giống nấm độc tán trắng, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Toàn thân màu trắng, cuống nấm có vòng dạng màng, gần sát mũ. Chân cuống phình như củ, bao gốc hình đài hoa.
  • Phần thịt nấm: Bên trong màu trắng ,mềm, mùi thơm dịu.
  • Độc tố: Các amanitin (amatoxin), độc tính mạnh.

4. Nấm độc Webcaps

Nấm độc Webcaps Nấm độc Webcaps.

Đây là loại nấm giết chết người ăn phải theo một cách "từ từ". Nấm độc Webcaps chứa độc tố mycotoxin Orellanine ảnh hưởng đến thận. Chất độc này mất một thời gian dài ngấm ngầm để phát huy tác dụng , với các triệu chứng không xuất hiện trong vòng hai tuần sau khi ăn phải, lúc đó đã quá muộn để xử lý nó - tổn thương thận đã được thực hiện.

Hiện nay không có thuốc giải độc được biết đến khi ăn phải nấm Webcaps và phương pháp điều trị chính là chạy thận nhân tạo. Nếu không điều trị, cái chết xảy ra.

Cách nhận biết: Cách nhận biết nấm độc webcaps

  • Phần mũ nấm có đường kính từ 5 đến 10cm, màu trắng tinh khiết, có hình dáng giống như quả trứng hoặc phẳng và thường cụp lại về phía cuống.
  • Phần thân nấm màu trắng, cao từ 9 đến 15cm, đường kính 0,6 đến 2cm và có hình dáng hơi cong.

5. Nấm Cỏ - Conocybe filaris

Nấm độc cỏ Nấm độc cỏ.

Nấm cỏ hay Conocybe filaris có tên khoa học là Pholiotina rugosa, đây là một loại nấm độc có hình dạng dường như không mấy nguy hiểm. Loài nấm độc này rất phổ biến ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Nguyên nhân gây ngộ độc khi ăn phải loại nấm này là do nấm Conocybe filaris có chứa độc tố mycotoxin như nấm mũ tử thần. Do vậy loài nấm này có khả năng gây tử vong nếu ăn phải.

Khoảng 6 - 24 giờ sau khi ăn loại nấm này các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện liên quan đến hệ tiêu hóa. Do vậy thường dẫn đến chẩn đoán nhầm ban đầu là ngộ độc thực phẩm hoặc cúm dạ dày. bệnh nhân có thể hồi phục sau khi ngộ độc nấm, tuy nhiên vấn có thể để lại hậu quả là suy giảm chức năng tiêu hóa, gan và thận.

Cách nhận biết: Cách nhận biết nấm độc cỏ

  • Nấm cỏ có phần mũ nấm hình nón, mở rộng thành phẳng. Chiều ngang dưới 3 cm, mặt trên nhẵn màu nâu và mép thường có vân. Các mang có màu nâu gỉ, dính sát vào nhau.
  • Phần cuống nấm đường kính 2mm, độ dài từ 1 đến 6 cm, nhẵn và có màu nâu.

6. Nấm mũ đầu lâu mùa thu - Galerina marginata

Nấm mũ đầu lâu mùa thu - Galerina marginata Nấm mũ đầu lâu mùa thu - Galerina marginata.

Nấm mũ đầu lâu mùa thu hay tên tiếng anh là Autumn Skullcap phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc bán cầu và một số vùng của nước Úc.

Chất độc bên trong nấm mũ đầu lâu là amatoxin. Khi ăn phải gây tiêu chảy, nôn mửa, hạ thân nhiệt và tổn thương gan, và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

Mặc dù loại nấm này có đặc điểm không giống với các loại nấm ăn được, nhưng một số trường hợp tử vong và ngộ độc do nấm được phát hiện là do thu mua nhầm với nấm Psilocybe gây ảo giác.

Nếu nhìn qua bề ngoài thì Nấm Đầu Lâu trông không giống với các loại nấm ăn được. Tuy nhiên các ca tử vong của loài nấm này thường đến từ sự nhầm lẫn với nấm thức thần Psilocybe.

Cách nhận biết: Cách nhận biết nấm mũ đầu lâu mùa thu

  • Phần mũ nấm có đường kính từ 2 - 4cm, màu nâu, vòng xơ màu trắng và xuất hiện trên gỗ mục nát.

7. Nấm độc san hô lửa - Podostroma cornu-damae

Nấm san hô lửa Nấm san hô lửa.

Nấm san hô lửa có nguồn gốc từ châu Á và là nguyên nhân gây ra một số trường hợp tử vong ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Phần mũ nấm có chứa độc tố mạnh là mycotoxin trichothecene, khi ăn phải có thể gây suy đa tạng ở nạn nhân. Các triệu chứng ngộ độc của loài nấm này bao gồm đau bụng, bong tróc da, rụng tóc, tụt huyết áp, hoại tử gan, suy thận cấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

8. Nấm Lepidella

Nấm độc Lepidella Nấm độc Lepidella.

Nấm Lepidella là một phân chi của amanitas. Amanitas chứa khoảng 1.000 loài, chín trong số đó được ghi nhận là sản sinh độc tố amatoxin.

Mặc dù gần như không gây chết người như một số loài nấm độc nguy hiểm khác, nhưng một số loài nấm Lepidellas vẫn có thể gây suy thận hoặc suy gan. Thêm vào đó, loài nấm này trông giống như nhiều loại nấm ăn được khác, đặc biệt là loại nấm matsutake (Tùng Nhung).

Cách nhận biết: Kích thước lớn, phần mũ và gốc của cây nấm cuống phình to, cũng có như mùi clo hoặc mùi thịt thối.

9. Nấm tán giết ruồi - Amanita muscaria

Nấm tán giết ruồi - Amanita muscaria Nấm tán giết ruồi - Amanita muscaria.

Nấm tán giết ruồi hay Fly agaric là loài nấm thường xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, đồ trang trí sân vườn và thậm chí cả trò chơi điện tử.

Tuy nhiên, nấm tán giết ruồi cũng có thể gây ra độc tố. Loài nấm này chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm cả những chất độc hại. Triệu chứng khi ăn phải loài nấm độc đỏ này có thể từ mê sảng và ảo giác đến co giật và hôn mê.

Mặc dù gần như không nguy hiểm và chết người như một số trong danh sách này, nhưng đã có những báo cáo tử vong do ăn phải loại nấm này được ghi lại.

Cách nhận biết: Nấm giết ruồi có phần mũ nấm màu đỏ tươi hoặc màu cam, đôi khi có những đốm giống như mụn cóc màu trắng. Phần mang nấm có màu trắng tinh. Chiều cao của nấm có thể đạti 30cm và có mùi thơm.

Bài viết liên quan:

1