Xem thêm

Lượng đường trung bình mỗi tháng: Bạn nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?

Đường, vị ngọt mà hầu hết mọi người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng đường quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, thận,... Vì vậy, cần...

Đường, vị ngọt mà hầu hết mọi người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng đường quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, thận,... Vì vậy, cần ăn thực phẩm có đường trong giới hạn nhất định. Vậy lượng đường trung bình mỗi tháng dành cho mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau như thế nào?

lượng đường trung bình mỗi tháng

Đường là gì?

Đường là một dạng carbohydrate, có mặt trong nhiều loại thực phẩm như: cơm, bánh mì, xôi, trái cây, sữa... Sau khi vào cơ thể, carbohydrate phân huỷ thành đường đơn glucose hấp thu vào máu, cung cấp năng lượng cho cơ thể. 1 gram đường chứa 4 calo (năng lượng). Ngoài cung cấp năng lượng, đường không còn giá trị dinh dưỡng nào khác. Cơ thể vẫn hoạt động tốt mà không cần carbohydrate từ đường.

Có 2 loại đường: đường tự nhiên và đường bổ sung. Đường tự nhiên (phổ biến nhất là fructose và lactose có sẵn trong các loại thực phẩm chưa qua chế biến: sữa, trái cây, rau, ngũ cốc, mật ong…

Đường bổ sung được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, đồ uống hay đường thêm vào thức ăn khi nấu ăn tại nhà. Đường bổ sung có thể là đường tự nhiên (fructose) hay đường chế biến (sản xuất từ mía).

Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm: tăng cân, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường týp 2, bệnh tim, bệnh gan và sâu răng. Đó là nguyên nhân vì sao trong thập kỷ gần đây, đồ uống có đường và đồ ngọt cần sử dụng hạn chế.

ăn nhiều đường tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh

Có bao nhiêu nhóm đường chính?

Có 3 nhóm đường chính:

1. Đường đơn (monosaccharide)

Đường đơn (monosaccharide) gồm: glucose (nguồn năng lượng chính trong cơ thể) và galactose (có trong sữa), fructose (có trong trái cây và rau củ quả).

2. Đường đôi (disaccharide)

Đường đôi (disaccharide) gồm: lactose được tạo ra từ glucose và galactose (có nhiều trong sữa), sucrose được tạo ra từ glucose và fructose (đường ăn).

3. Đường đa (polysaccharide)

Đường đa (polysaccharide) gồm: glycogen (có trong gan và cơ), tinh bột (gạo, khoai tây và lúa mì), xenlulo (các loại rau, củ...).

Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?

Lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống dưới 10% tổng lượng calo. Với chế độ ăn 2.000 calo/ngày thì cần giảm còn 200 calo hoặc 50 gram đường mỗi ngày (khoảng 12 thìa café đường). Đặc biệt, cha mẹ không nên cho trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi dùng đồ uống có thêm đường.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị ở mức thấp hơn để hạn chế nguy cơ bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Tùy vào từng cá nhân sẽ có lượng đường phù hợp mỗi ngày.

  • Đối tượng: Lượng đường
  • 2 - 8 tuổi: Dưới 25g đường
  • Nữ giới trưởng thành: 6 muỗng cà phê hoặc 25g, tương đương với 100 calo.
  • Nam giới trưởng thành: 9 muỗng cà phê hoặc 36g đường, tương đương với 150 calo.
  • Người bệnh đái tháo đường: Cần kiểm soát tốt đường huyết bằng thuốc và chế độ ăn uống. Người bệnh sử dụng đường ở mức thấp hơn người bình thường.

Vì sao không nên ăn quá nhiều đường trong một ngày?

Những tác hại nguy hiểm của đường nếu ăn quá nhiều:

  • Tăng cân: Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường (đồ uống có đường, tinh bột) là nguyên nhân chính gây ra béo phì do chứa nhiều fructose làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, dẫn đến tăng cân.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chế độ ăn nhiều đường gây rối loạn chuyển hoá dẫn đến béo phì, dễ bị viêm, nhiễm trùng và gia tăng lượng chất béo trung tính. Các yếu tố này thúc đẩy các bệnh tim mạch (xơ vừa động mạch, tăng huyết áp...). Lượng đường quá nhiều trong mỗi bữa ăn cũng thúc đẩy nguy cơ đột quỵ gia tăng.

  • Nổi mụn: Đồ uống có đường, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn chế biến sẵn,... là các thực phẩm chứa nhiều carbs tinh chế. Sử dụng quá nhiều sẽ tăng nguy cơ bị mụn trứng cá cũng như các loại mụn khác, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, công việc của người bệnh.

Ngoài ra các món ăn chứa carbs như: thực phẩm chế biến sẵn, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, đường kính, bơ, mỡ động vật,... làm tăng đường huyết nhanh chóng. Lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để điều tiết glucose. Sự gia tăng insulin dẫn đến tăng tiết androgen nên cơ thể sản xuất nhiều dầu, gây tình trạng viêm. Đây là các yếu tố thuận lợi để phát triển mụn trứng cá.

  • Tiểu đường týp 2: Dù chưa có nghiên cứu cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc ăn nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Chế độ ăn nhiều đường gây tăng cân, rối loạn chuyển hoá lâu dần dẫn đến thừa cân, béo phì - yếu tố nguy cơ cao nhất gây bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, ăn nhiều đường trong thời gian dài cơ thể dễ gặp tình trạng kháng insulin (tế bào không sử dụng insulin hiệu quả), dẫn đến bệnh đái tháo đường.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Ăn nhiều đường làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh, gây ra bệnh thận. Lượng đường trong máu cao liên tục gây bệnh tiểu đường, khi không kiểm soát tốt đường huyết, mạch máu nuôi thận bị tổn thương dẫn đến bệnh thận (suy thận mạn tính, suy thận cấp tính, viêm cầu thận...).

Ngoài ra, ăn quá nhiều đường còn gây sâu răng do vi khuẩn trong miệng hấp thu đường và giải phóng axit; tăng nồng độ axit uric trong máu làm phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh gút; suy giảm trí nhớ và có liên quan đến suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc, lo lắng... thậm chí trầm cảm; lão hóa da: thực phẩm chứa nhiều đường thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây ra nhiều nếp nhăn, da kém đàn hồi, sạm màu, chảy xệ; gan nhiễm mỡ: không chỉ chế độ ăn nhiều dầu, mỡ động vật mới gây ra gan nhiễm mỡ. Đường cũng là một trong những thủ phạm. Cụ thể đường fructose có trong thực phẩm chế biến sẵn như soda, kẹo, bánh nướng, ngũ cốc... khi dùng liên tục sẽ làm tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.

Nếu glucose được nhiều tế bào trong cơ thể hấp thụ thì đường fructose chỉ phân huỷ tại gan, được chuyển hoá thành năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng glycogen. Khi dùng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, gan làm việc quá sức nên không còn hiệu quả, dẫn đến gan nhiễm mỡ.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Ăn nhiều đường làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh, gây ra bệnh thận. Lượng đường trong máu cao liên tục gây bệnh tiểu đường, khi không kiểm soát tốt đường huyết, mạch máu nuôi thận bị tổn thương dẫn đến bệnh thận (suy thận mạn tính, suy thận cấp tính, viêm cầu thận...).

Ngoài ra, ăn quá nhiều đường còn gây sâu răng do vi khuẩn trong miệng hấp thu đường và giải phóng axit; tăng nồng độ axit uric trong máu làm phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh gút; suy giảm trí nhớ và có liên quan đến suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc, lo lắng... thậm chí trầm cảm; lão hóa da: thực phẩm chứa nhiều đường thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây ra nhiều nếp nhăn, da kém đàn hồi, sạm màu, chảy xệ; gan nhiễm mỡ: không chỉ chế độ ăn nhiều dầu, mỡ động vật mới gây ra gan nhiễm mỡ. Đường cũng là một trong những thủ phạm. Cụ thể đường fructose có trong thực phẩm chế biến sẵn như soda, kẹo, bánh nướng, ngũ cốc... khi dùng liên tục sẽ làm tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.

Lượng đường trung bình mỗi tháng nên là bao nhiêu (gam/người/tháng)?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trẻ em, nam giới trưởng thành, nữ giới trưởng thành nên ăn lượng đường khác nhau vào mỗi tháng.

  • Đối tượng: Lượng đường
  • 2 - 18 tuổi: Dưới 750g/30 ngày
  • Nữ giới trưởng thành: 750g đường/30 ngày
  • Nam giới trưởng thành: 1,08kg đường/30 ngày
  • Người bệnh đái tháo đường: Ăn ít hơn lượng khuyến cao ở người bình thường. Nếu ăn quá nhiều, người bệnh dễ gặp các biến chứng cấp tính (nhiễm toan ceton - máu chứa nhiều axit), tăng áp lực thấu máu; biến chứng mạn tính (bệnh thận, tim, tăng huyết áp, phù hoàng điểm, đục thuỷ tinh thể…)

Các loại thực phẩm bổ sung đường nên ăn

Chúng ta nên cung cấp cho cơ thể lượng đường vừa đủ bằng khẩu phần ăn uống lành mạnh với các loại đường tự nhiên từ các loại trái cây và thực phẩm chưa qua chế biến như: đậu, rau củ, ngũ cốc... Các thực phẩm chứa đường tự nhiên gồm:

  • Rau xanh: nấm, mầm đậu nành, cải xanh, dưa leo, cần tây, củ cải, súp lơ, măng tây...
  • Ngũ cốc: gạo lứt, yến mạch, các loại đậu...
  • Trái cây: lê, táo, nho...
  • Sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua...

nên uống nước lọc thay nước có đường

Tại sao đường có nhiều trong thực phẩm tự nhiên nhưng vẫn nên sử dụng thay vì bổ sung đường vào chế độ ăn? Vì trái cây, rau củ quả, các loại sữa... ngoài đường còn có nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin, khoáng chất... Khi vào cơ thể, chúng cũng làm chậm quá trình tăng lượng đường trong máu, tăng cảm giác no nên hạn chế tình trạng dùng đường quá mức.

Các mẹo giảm lượng đường từ thực phẩm

Vị giác điều chỉnh theo mức độ ngọt. Khi liên tục giảm tổng lượng đường ăn vào, cảm giác thèm đồ ngọt của bạn sẽ giảm bớt hoặc bạn dễ dàng nhận ra một số loại thực phẩm có vị quá ngọt.

Dưới đây là một số mẹo giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Thay vì uống nước tăng lực, nước ngọt, nước trái cây, trà có đường, hãy uống nước lọc, các loại nước không đường.
  • Bạn nên dùng nước ép từ quả mọng để tạo vị ngọt cho sữa, sữa chua... thay vì thêm đường hay sữa đặc.
  • Thay vì uống sinh tố trái cây có pha đường và sữa, bạn nên ăn trái cây. Thay kẹo thành các loại trái cây, quả hạch hoặc chocolate đen.
  • Nếu bạn chọn thưởng thức món ăn yêu thích có nhiều đường, hãy tập ăn một phần nhỏ hơn bình thường, nhai chậm.

Một số lưu ý khi bổ sung đường

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo cần cắt giảm đáng kể lượng đường bổ sung giúp ngăn ngừa bệnh béo phì và bệnh tim.

  • Đối tượng: Lượng đường
  • 2 - 18 tuổi: Trẻ em vẫn phát triển bình thường mà không cần thêm đường vào chế độ ăn hàng ngày. Do đó, cần giảm lượng đường bổ sung hàng ngày dưới 6 muỗng cà phê hoặc 24 gram mỗi ngày.
  • Nữ giới trưởng thành: Không quá 100 calo mỗi ngày (khoảng 6 thìa cà phê hoặc 24 gram)
  • Nam giới trưởng thành: Không quá 150 calo mỗi ngày (khoảng 9 thìa cà phê hoặc 36 gram đường)

Bên cạnh thức ăn nhanh như: pizza, gà rán, khoai tây chiên... đồ uống có đường (nước ngọt) là nguồn cung cấp thêm calo có thể góp phần làm tăng cân và không mang lợi ích dinh dưỡng. Thậm chí, các loại nước ngọt còn làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường týp 2, bệnh tim và các bệnh mạn tính khác.

Chúng ta cần kiểm tra kỹ thành phần cũng như loại đường trong sản phẩm khi chọn nước uống cũng như các loại thực phẩm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thực phẩm có thể sử dụng nhiều dạng đường, mỗi dạng có tên khác nhau và liệt kê từng loại đường riêng lẻ trên nhãn dinh dưỡng. Do đó, cần tính tổng năng lượng các loại đường.

Để đảm bảo sức khỏe bạn nên ăn đúng lượng đường trung bình mỗi tháng dành cho bạn. Đặc biệt là người bệnh tiểu đường tuýp 2 càng phải thận trọng trong việc sử dụng đường. Và để đảm bảo an toàn hãy liên hệ với các chuyên gia khoa Nội tiết - Đái tháo đường để được tư vấn chi tiết.

1