Gần đây, thế hệ Gen Z đã trở thành tâm điểm của sự chú ý, bởi vì họ là những người trẻ nhất trong độ tuổi lao động hiện nay. Gen Z được biết đến với sự sáng tạo và sự yêu thích những thứ độc đáo. Tik Tok, một nền tảng thể hiện sự độc lạ của thế hệ sinh sau năm 1997, là minh chứng rõ ràng cho điều này. Và Gen Z cũng đã tạo ra một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng cho mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải mã ngôn ngữ Gen Z qua những từ ngữ độc đáo của họ.
Khum, fourk, sin lũi, chúa hề, u là trời... là gì?
Trong từ điển ngôn ngữ Gen Z, bạn sẽ không khó để gặp những từ khá độc đáo như Khum, fourk, sin lũi, chúa hề, u là trời... Vậy những từ này có ý nghĩa là gì?
Khum
- Mai mày bận gì khum? Đi chơi với tao nha!
- Mày ăn kem khum?
Có thể hiểu rằng "khum" là cách đọc lái tỏ vẻ dễ thương của từ "không". Từ này được các bạn Gen Z tích cực sử dụng.
Fourk
Trong ngôn ngữ Gen Z, từ "Fourk" được sử dụng để chỉ cho từ "bóng". Công thức đơn giản là "Four" + "k" = "Bốn" + "k" = "Bốnk" = "Bóng".
Sin lũi
"Sin lũi" đơn giản là cách đọc chệch của từ "xin lỗi". Từ này mang tính chất dễ thương, tạo nên không khí thoải mái hơn khi xin lỗi ai đó.
U là trời...
Gần đây, chữ "u là trời" xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ ở Gen Z. Có vẻ như ngôn ngữ Gen Z đang dần xâm chiếm nền văn hóa ngôn ngữ hiện tại.
Trên Facebook - một nền tảng mạng xã hội chuyên dành cho thế hệ 8X - 9X, cụm từ "u là trời" cũng xuất hiện nhiều. Vậy trong giải mã ngôn ngữ Gen Z, "u là trời" có nghĩa là gì? Thể hiện một sự kinh ngạc, sóng gió, không thể tin được, chán nản, tức giận hoặc sự ngạc nhiên trước một sự việc nào đó.
No star where
Một cách sử dụng từ khá phổ biến của Gen Z là dịch đơn giản từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Ví dụ: cụm từ "no star where" = "Không sao đâu".
- No = Không
- Star = Sao
- Where = Đâu
BigC là gì?
Trong ngôn ngữ Gen Z, "BigC" không chỉ đề cập đến siêu thị BigC của người Thái. Mà nó được hiểu như sau: "Big" + "c" = "Bự" + "c" = "Bực".
Phanh xích lô
Theo các bạn Gen Z, xích lô khi phanh lại sẽ có tiếng kít kít. Đọc giống với từ "kiss" (hôn) trong tiếng Anh. Cho nên các bạn sử dụng cụm từ "phanh xích lô" để chỉ hành động hôn nhau.
Chúa hề
Từ "chúa hề" đã đủ dễ ghi và dễ đọc, nhưng Gen Z lại ghi theo cách riêng của mình: "Trmúa hmề" hay "trúa hề". Từ này dùng để chỉ những sự việc hoặc cá nhân có tính chất hài hước. Những người có khả năng làm mọi người cười nghiêng ngả được gọi là "chúa hề".
Lemỏn
Trong tiếng Anh, "lemon" có nghĩa là quả chanh. Còn trong ngôn ngữ Gen Z, từ "lemỏn" được hiểu như sau: "Lemon" + "?" = "Chanh" + "?" = "Chảnh".
Ví dụ: Một người đi ngoài đường nhìn thấy bạn, họ cũng biết bạn. Bạn vẫy chào người ta mà người đó lại làm lơ bạn đi. Khi đó, bạn có thể nói: "Thèn kia nhìn lemỏn ghê" = "Thèn kia nhìn chảnh ghê".
Chằm Zn
"Từ Chằm Zn có sự kết hợp giữa việc đọc chệch âm và tên nguyên tố hóa học. Chằm Zn = Trầm Kẽm = Trầm Cảm".
J z tr là gì?
"J z tr" là từ viết tắt ngắn gọn của "gì vậy trời".
Pha-ke
"Pha-ke" là phiên bản biến tấu hài hước từ chữ "fake" (giả, không thật). Gen Z đã tách từ "fa" và "ke" để sử dụng dễ dàng hơn. "Pha-ke" có nghĩa là giả dối, không thật.
Gòy soq, chếc gồi
Với những từ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như "chết rồi", "rồi xong", "biết rồi", "gì vậy trời", Gen Z đã viết chúng theo cách rất sáng tạo, giống như một mật mã riêng của họ.
- Gòy soq = rồi xong
- Chếc gồi = chết rồi
- J z chòy = gì vậy trời
- Pít òy = biết rồi
Xu cà na
Trong ngôn ngữ Gen Z, "xu cà na" được dùng để chỉ những điều xui xẻo, không may, những điều không mong muốn.
Chu pa pi mô nha nhố
Nguyên cụm từ này trong tiếng Tây Ban Nha là "chu papi muñeño". Cụm từ này dùng để chỉ việc ai đó bày trò trêu chọc người khác, nhưng lại bị phát hiện mất trơn. Vậy là họ nói "chu papi muñeño" = tôi đâu biết gì. Mlem mlem
Từ này thường được dùng để khen ngợi, như khen những món ăn ngon, hay thèm ai đó... Và nó được hiểu chính xác là: "Mlem mlem" = "Ngon!".
Gen Z đã Việt hóa "chu papi muñeño" thành tiếng Việt = "Chu pa pi mô nha nhố" = "Tôi đâu biết gì đâu!"
Có rất nhiều những từ ngữ khác theo cách sáng tạo riêng của Gen Z. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giải mã những từ ngữ trên. Nếu bạn thuộc thế hệ Gen Z, hãy chia sẻ thêm những từ ngữ của bạn để bài viết hoàn thiện hơn! Cảm ơn bạn rất nhiều.
Lời kết
Những từ ngữ trên thật sự thú vị và sáng tạo của thế hệ Gen Z. Đối với người thuộc thế hệ 9X như tôi, gõ những chữ này không hề đơn giản. Bạn có phải là Gen Z không? Nếu có, hãy chia sẻ cách gõ những từ ngữ của bạn để giúp tôi nắm bắt nhanh hơn nhé! Hy vọng bài viết giải mã ngôn ngữ Gen Z của CoupleTX đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thế hệ trẻ - những người được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn lao trong văn hóa ngôn ngữ của loài người.