Xem thêm

Điện giải đồ: Những điều bạn cần biết

Điện giải đồ là một xét nghiệm quan trọng để kiểm tra và theo dõi một số chỉ số cụ thể liên quan đến các bệnh lý về gan, tim mạch, huyết áp... Kết quả...

điện giải đồ Điện giải đồ là một xét nghiệm quan trọng để kiểm tra và theo dõi một số chỉ số cụ thể liên quan đến các bệnh lý về gan, tim mạch, huyết áp... Kết quả của xét nghiệm này giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe và những bất thường đang gặp phải để thực hiện kế hoạch điều trị hiệu quả.

Chất điện giải là gì?

Chất điện giải là các hợp chất tích điện, thực hiện vai trò kiểm soát chất lỏng và sự cân bằng của axit - bazơ trong cơ thể. Ngoài ra, chất điện giải còn tham gia vào quá trình điều chỉnh hoạt động của cơ, thần kinh, nhịp tim và nhiều chức năng khác. Các chất điện giải chính bên trong cơ thể bao gồm: natri, clorua, kali, bicarbonate, canxi, magiê và phốt phát.

Bất kỳ sự mất cân bằng nào xảy ra với một trong các chất này đều là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong đó, các bệnh lý phổ biến nhất thường liên quan đến thận, huyết áp, tim mạch..., thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải bao gồm: bệnh ung thư, mất nước do không bổ sung đủ chất lỏng, tiêu chảy, nôn nhiều, sốt hoặc đổ mồ hôi, bỏng, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, suy tim hoặc huyết áp cao, các bệnh lý liên quan đến thận, các bệnh về gan và rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

chất điện giải là gì

Điện giải đồ là gì?

Điện giải đồ là xét nghiệm đo nồng độ của các chất điện giải bên trong cơ thể, từ đó sàng lọc sự mất cân bằng xảy ra trong máu, mất cân bằng axit - bazơ và chức năng thận. Một số tình trạng nhất định như mất nước, bệnh thận, tim mạch... có thể khiến nồng độ điện giải trở nên quá cao hoặc quá thấp.

Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể xác định được vấn đề bệnh lý người bệnh đang mắc phải, từ đó đề nghị phương pháp điều trị hoặc bổ sung phù hợp.

Vì sao cần phải xét nghiệm điện giải đồ?

Xét nghiệm điện giải đồ là một phần quan trọng của kiểm tra sức khỏe định kỳ, giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát hơn về sức khỏe. Trong đó, một số vai trò điển hình có thể kể đến bao gồm:

  • Theo dõi chức năng thận.
  • Theo dõi chức năng gan.
  • Kiểm tra tình trạng hydrat hóa hoặc dinh dưỡng nếu lo ngại về tình trạng mất nước hoặc suy dinh dưỡng.
  • Kiểm tra các chất điện giải quan trọng đối với chức năng tim mạch, chẳng hạn như kali, magiê, canxi...
  • Kiểm tra các chất điện giải để đảm bảo não hoạt động khỏe mạnh, điển hình là natri.
  • Theo dõi lượng đường và chất điện giải ở người bị tiểu đường.
  • Xác định nguyên nhân cho một số triệu chứng đáng lo ngại như chán ăn, suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt...
  • Giúp chẩn đoán một số tình trạng y tế cụ thể, chẳng hạn như vấn đề về nội tiết (hormone), bệnh thận hoặc bệnh gan.

Ngoài ra, xét nghiệm điện giải đồ còn giúp bác sĩ theo dõi mức độ ảnh hưởng của một số loại thuốc đến chức năng thận và mức điện giải trong cơ thể, bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị các vấn đề về nhịp tim, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh, thuốc kháng nấm và các phương pháp điều trị ung thư hoặc viêm khớp dạng thấp.

điện giải đồ là gì

Khi nào cần xét nghiệm điện giải đồ?

Người bệnh nên đi xét nghiệm điện giải đồ nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng cho thấy chất điện giải trong cơ thể bị mất cân bằng, bao gồm: buồn nôn, tâm lý hoang mang, cơ thể mệt mỏi, cảm thấy kiệt sức, nhiệp tim không đều.

Ý nghĩa các chỉ số điện giải đồ

1. Rối loạn Natri máu

Nồng độ Natri trong huyết thanh và máu toàn phần ở mức bình thường lần lượt dao động trong khoảng từ 3.7 - 5.1 mmol/L, 3.5 - 5 mmol/L. Ngược lại, nếu kết quả sai lệch khỏi khoảng này, nguy cơ cao người bệnh đang bị rối loạn Natri máu.

1.1 Tăng Natri máu

Kết quả xét nghiệm Natri trong máu cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, chẳng hạn như: mất nước do uống nước không đủ, tiêu chảy hoặc dùng thuốc lợi tiểu, rối loạn chức năng tuyến thượng thận, bệnh thận, đái tháo nhạt.

1.2 Giảm Natri máu

Kết quả xét nghiệm Natri trong máu thấp hơn bình thường cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm: xơ gan, suy tim, bệnh thận, bệnh lý liên quan đến não và phổi, ung thư, bệnh Addison, suy dinh dưỡng.

2. Rối loạn Kali máu

Kali là một trong những chất điện giải quan trọng nhất của cơ thể, tham gia hỗ trợ chức năng thận, tim, cơ bắp và hệ thần kinh. Nồng độ Kali ở mức bình thường trong huyết thanh và máu toàn phần lần lượt là 3.7 - 5.1 mmol/L, 3.5 - 5 mmol/L.

2.1 Tăng Kali máu

Nồng độ Kali trong huyết thanh cao hơn mức bình thường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tim đập nhanh, khó thở, tức ngực.

2.2 Giảm Kali máu

Nồng độ Kali trong huyết thanh thấp hơn mức bình thường cũng có thể là nguy cơ cảnh báo các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm: huyết áp cao, nguy cơ sỏi thận, mức Canxi trong xương bị suy giảm. Một số triệu chứng nhận biết tình trạng này như táo bón, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ.

bị tăng huyết áp

3. Rối loạn Clo máu

Nồng độ Clo trong máu được xác định ở mức bình thường khi dao động từ 97 - 105 mmol/L. Nếu xét nghiệm điện giải đồ cho thấy kết quả sai lệch khỏi khoảng này, người bệnh có thể đang gặp một số vấn đề bệnh lý cần được điều trị sớm.

3.1 Tăng Clo máu

Nếu kết quả xét nghiệm điện giải đồ cho thấy nồng độ Clo máu cao hơn mức bình thường, người bệnh có nguy cơ đang mắc phải một số bệnh lý sau: bệnh thận, nhiễm toan chuyển hóa (máu chứa quá nhiều axit, gây nôn mửa và mệt mỏi), nhiễm kiềm hô hấp, tiêu chảy.

3.2 Giảm Clo máu

Nồng độ Clo máu thấp hơn bình thường cũng có thể là nguy cơ cảnh báo các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh không nên chủ quan, bao gồm: suy tim, bệnh phổi, bệnh Addison, nhiễm kiềm chuyển hóa...

Xét nghiệm điện giải đồ được tiến hành như thế nào?

1. Chuẩn bị

  • Uống đủ nước: Người bệnh nên uống đủ nước trước khi xét nghiệm để đảm bảo máu lưu thông dễ dàng.
  • Tránh nicotine: Người bệnh tuyệt đối không được hút thuốc trước khi lấy máu để tránh Nicotine làm co mạch máu khiến việc đâm kim vào tĩnh mạch trở nên khó khăn.
  • Trao đổi với bác sĩ: Người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ về tâm lý sợ kim tiêm, sợ máu trước khi tiến hành tiêm.
  • Người bệnh không nên nhiễm trùng trước khi lấy máu, ngoại trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu đo đường huyết hoặc Cholesterol.

2. Các bước tiến hành

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu từ tĩnh mạch ở cánh tay người bệnh và mang đi kiểm tra. Kết quả chi tiết sẽ được trả về sau khoảng vài ngày. Sau khi lấy máu, người bệnh nên đeo băng khoảng từ 2 - 4 giờ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Dấu hiệu viêm nhẹ hoặc bầm tím tại chỗ kim tiêm có thể sẽ xuất hiện và tự động biến mất sau vài ngày. Một số giải pháp khắc phục tạm thời hữu ích có thể tham khảo như:

  • Chườm đá.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Tránh nâng vật nặng trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy máu.

lấy máu bệnh nhân

3. Một số rủi ro có thể gặp phải

Xét nghiệm điện giải đồ thường xảy ra rất ít rủi ro. Tuy nhiên, một số vấn đề có thể xảy ra bao gồm: hạ huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu. Trong những trường hợp này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh không hiểu rõ kết quả xét nghiệm của mình hoặc các chỉ số không nằm trong phạm vi tham chiếu gây lo lắng.
  • Cơ thể bắt đầu có những thay đổi bất thường với triệu chứng đáng lo ngại liên quan đến xét nghiệm điện giải đồ.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học - Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các chuyên gia khác, Trung tâm Tiết niệu Thận học của BVĐK Tâm Anh luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học - Tiết niệu của BVĐK Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 - 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 - 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu - Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Trung tâm Tiết niệu Thận học của BVĐK Tâm Anh là địa chỉ tin cậy để bạn thực hiện xét nghiệm điện giải đồ và kiểm tra, điều trị các bệnh lý về thận, đường tiết niệu.

1