Xem thêm

Béo phì ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách giảm cân an toàn

Số lượng trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam đang tăng nhanh. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở nước ta đã tăng 2,2 lần từ 8,5%...

Số lượng trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam đang tăng nhanh. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở nước ta đã tăng 2,2 lần từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. Thừa cân, béo phì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy với trẻ béo phì ở tuổi dậy thì, nguyên nhân là gì và có cách giảm cân an toàn không?

Béo phì ở tuổi dậy thì là gì?

Béo phì ở tuổi dậy thì là tình trạng chất béo tích tụ trong cơ thể một cách bất thường hoặc quá mức dẫn đến thừa cân khi chưa tới 18 tuổi. Tình trạng này không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hiện tại và cả khi trẻ trưởng thành. Ở tuổi dậy thì, yếu tố dinh dưỡng, cân bằng năng lượng và các hormone trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến quá trình điều hòa tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ thừa cân, béo phì thường dậy thì sớm hơn các bạn đồng trang lứa.

Beo phi o tuoi day thi Beo phi o tuoi day thi

Trong cơ thể, chất béo có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, ở trẻ béo phì do lượng mỡ tồn dư quá nhiều, nồng độ hormone sinh dục, leptin,... tăng, nên tốc độ trưởng thành cũng tăng. Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, hoạt động ngoài trời,... để giảm cân, tránh các bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh tiểu đường, tim mạch và các biến chứng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo dõi các chỉ số tăng trưởng và chế độ dinh dưỡng giúp các bác sĩ đánh giá giai đoạn dậy thì ở thanh thiếu niên. Đa số thanh thiếu niên thừa cân cũng tiếp tục thừa cân, béo phì ở tuổi trưởng thành.

Béo phì được đánh giá dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Tuy nhiên, chỉ số BMI không thể phân biệt được giữa khối lượng chất béo và khối lượng không có chất béo (FFM) trong cơ thể. Nguyên nhân nội tiết dẫn đến béo phì rất hiếm, thường có sự phối hợp giữa mô hình tăng trưởng suy giảm.

Nguyên nhân béo phì ở tuổi dậy thì

Có nhiều nguyên nhân gây béo phì ở tuổi dậy thì, tùy tình trạng của mỗi trẻ khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1. Giảm tốc độ chuyển hóa năng lượng khi trẻ bước vào tuổi dậy thì

Khi trẻ đến tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu dành thời gian cho việc học, cơ thể sẽ sử dụng ít năng lượng hơn (trung bình tiêu thụ 450 calo mỗi ngày). Do đó, phần lớn năng lượng dư thừa của trẻ do giảm vận động trong giai đoạn dậy thì sẽ chuyển hóa thành chất béo dễ gây béo phì.

2. Tăng lượng calo tiêu thụ hằng ngày

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn để thúc đẩy cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên nhiều trẻ ăn nhiều hơn so với nhu cầu, nhất là tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng như: tinh bột, bánh kẹo, nước ngọt.

Do đó, nếu quá trình tiêu thụ calo trong giai đoạn đầu tuổi dậy thì không thay đổi sẽ khiến trẻ tăng cân nhanh.

3. Tác động của lối sống

Ngày càng nhiều trẻ bị thừa cân, béo phì do xuất hiện trào lưu, xu hướng sử dụng thức ăn nhanh ở các nước trên thế giới. Trẻ ít có không gian vui chơi, sống ở các thành phố lớn chật chội và bị áp lực học hành, thi cử, không hoạt động thể lực.

Ngoài ra, ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nên nhiều trẻ chỉ “làm bạn” với máy tính, điện thoại và tham gia các trò chơi điện tử… khiến giảm hoạt động thể chất, tăng thời gian nghỉ thụ động.

4. Do sự thay đổi hormone trong cơ thể

Hormone leptin có vai trò quan trọng giúp điều chỉnh sự thèm ăn. Khi cơ thể chứa nhiều tế bào mỡ, lúc này não sẽ nhận tín hiệu sản xuất nhiều leptin hơn để điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu não bộ không truyền tín hiệu sản xuất leptin hoặc sản xuất không đủ (gọi là kháng leptin) thì cơ thể sẽ khó kiểm soát sự thèm ăn.

Trẻ tuổi dậy thì có cần thiết phải giảm cân không?

Tuổi dậy thì có cần thiết phải giảm cân không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Cân nặng thay đổi trong giai đoạn dậy thì không bắt buộc trẻ phải giảm cân mà ảnh hưởng do sự thay đổi chỉ số cân nặng. Cơ thể ở tuổi dậy thì có sự thay đổi lớn nên ảnh hưởng nhiều đến chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ. Đặc biệt với cơ thể bé gái sẽ tạo ra nhiều chất béo giúp bụng, đùi, ngực đầy đặn, phần hông và mông rộng, to hơn. Những thay đổi ở bé gái trong giai đoạn này là bình thường nhưng đôi lúc khiến một số bé không tự tin, tự ý giảm cân gây ảnh hưởng sức khỏe.

Do đó, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định tình trạng cân nặng tăng trong độ tuổi dậy thì của trẻ có thừa cân hay không, được tư vấn chính xác, có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Nếu trẻ có chỉ số BMI ≥ 25 trong tuổi dậy thì là trẻ đang bị thừa cân, béo phì nên cần giảm cân để có ngoại hình cân đối, sức khỏe ổn định, tránh nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác, có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Cách để giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả

Trẻ béo phì nếu giảm cân ở giai đoạn này sẽ giúp khỏe mạnh, không thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Sau đây là một số cách để giảm cân ở tuổi dậy thì phụ huynh có thể tham khảo như:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ trong giai đoạn dậy thì rất quan trọng giúp kiểm soát cân nặng mà không làm trẻ chậm lớn. Với trẻ thừa cân, béo phì cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp giảm cân.

2. Các loại thực phẩm trẻ nên bổ sung như:

  • Rau xanh: giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ nhưng thường chứa ít calo, chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự ảnh hưởng sức khỏe. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước nên giúp trẻ có cảm giác no, giảm nguy cơ ăn quá nhiều để trẻ kiểm soát cân nặng tốt hơn.

  • Thịt trắng (thịt gà, thịt vịt, thịt ngỗng, thịt ngan...) và cá: có hàm lượng đạm cao, lượng calo thấp nên sau khi ăn sẽ giúp no lâu, giúp trẻ phát triển cơ bắp mà không gây thừa cân, béo phì.

  • Chất béo lành mạnh: bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại thực phẩm như dầu oliu, cá hồi, cá trích, cá basa...

  • Tinh bột khó chuyển hóa như yến mạch, khoai lang, khoai tây... giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn khiến trẻ ít bị đói bụng hơn, từ đó giúp trẻ giảm cân an toàn.

3. Các loại thực phẩm cần tránh

  • Cần hạn chế các loại nước uống có đường như nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây chứa nhiều đường để giúp giảm cân an toàn, hiệu quả. Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây tăng cân ở thanh thiếu niên, tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe.

  • Đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh dễ khiến trẻ tăng cân, ảnh hưởng sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều.

Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ chiên xào, nước ngọt Hạn chế ăn thứ ăn nhanh, đồ chiên xào, nước ngọt... ảnh hưởng sức khỏe.

4. Các bài tập giảm béo phì ở tuổi dậy thì

  • Để giảm cân ở độ tuổi này, trẻ chỉ cần chú ý ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn để loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ cần tăng cường hoạt động tổng thể hàng ngày để tăng khối lượng cơ, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn.

  • Các chuyên gia cho rằng cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao yêu thích và phù hợp như đi bộ đường dài, đạp xe, bóng đá, yoga, bơi lội, khiêu vũ... Ngoài ra, trẻ cũng có thể tham gia vào các hoạt động xã hội để tăng mức độ hoạt động.

Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao yêu thích như đi bộ đường dài, đạp xe, bóng đá, yoga...

5. Giảm cân ở tuổi dậy thì bằng cách ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cân nặng của trẻ. Nếu không ngủ đủ giấc sẽ có nguy cơ thừa cân cao hơn người ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ mỗi đêm. Đặc biệt, trẻ cần ngủ nhiều hơn (9 - 10 giờ mỗi ngày) trong giai đoạn dậy thì để cơ thể tăng trưởng, phát triển, hạn chế nguy cơ tăng cân. Do đó, với trẻ thừa cân, béo phì, cha mẹ nên tạo thói quen ngủ đủ, đúng giờ giấc để giúp trẻ giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn, hiệu quả.

6. Uống đủ nước là cách để giảm cân ở tuổi dậy thì hiệu quả

Cơ thể con người chiếm 70% là nước nên uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp tăng cường trao đổi chất, chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng nuôi cơ thể hiệu quả.

Ở tuổi dậy thì, trẻ nên uống khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động tốt hơn. Trẻ chỉ nên uống nước lọc, nước ép trái cây không đường hoặc ít đường, tránh uống nước ngọt và nước uống có cồn.

Trẻ nên uống khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày Trẻ nên uống khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày trong tuổi dậy thì để cơ thể hoạt động tốt hơn.

Những sai lầm khi giảm cân ở độ tuổi dậy thì

Trong quá trình giảm cân, trẻ không nên áp dụng các phương pháp giảm cân cấp tốc nhanh chóng vì việc giảm cân nhiều, đột ngột sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Sau đây là các sai lầm khi giảm cân, cha mẹ nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho con tốt hơn:

  • Nhịn ăn để giảm cân: việc nhịn ăn không mang lại hiệu quả giảm cân như mong muốn mà còn khiến cơ thể trẻ đói quá mức nên ăn nhiều hơn. Không ăn đúng bữa cũng làm trẻ mệt mỏi, uể oải, hay cáu gắt,...

  • Ăn kiêng hà khắc: hoàn toàn không ăn 1 nhóm thực phẩm nào đó cũng sẽ làm cơ thể thiếu chất, kém phát triển chiều cao.

  • Uống thuốc giảm cân: các loại thuốc giảm cân không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần thận trọng khi dùng thuốc giảm cân cho trẻ ở tuổi dậy thì vì các loại thuốc này sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

  • Tập thể dục quá sức: nếu cơ thể vận động quá sức sẽ ảnh hưởng nhiều đến thể chất, tinh thần, gây tác động tiêu cực tới sức khỏe, rối loạn trong việc ăn uống.

Béo phì ở tuổi dậy thì có sẽ gây kháng insulin, dậy thì sớm ở bé gái, dậy thì muộn ở bé trai và dẫn đến nhiều bệnh liên quan khác, đặc biệt là bệnh tim mạch. Do đó, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn trẻ có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để giảm cân an toàn, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

1