Nhắc đến bệnh khảm trên ớt chắc hẳn khiến nhiều nhà vườn đau đầu vì đây là căn bệnh dai dẳng và vô cùng khó trị. Khi cây ớt bị khảm sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến chất lượng nông sản làm giảm năng suất mùa vụ thậm chí gây tổn thất kinh tế cho bà con nông dân.
Tình trạng ruộng ớt bị khảm quá nặng có thể dẫn đến thất vụ mất trắng. Vậy bệnh khảm trên ớt là bệnh gì và cách phòng ngừa điều trị ra sao thì kính mời bà con nông dân cùng Tanixa tìm hiểu trong bài viết sau.
Bệnh khảm trên cây ớt là bệnh gì?
Bệnh khảm là bệnh thường gặp trên nhiều loại cây trồng trong đó có cây ớt. Bệnh khảm do một loại virus tên Mosaic gây ra. Loại virus này sẽ xâm nhập và tấn công cây ớt bằng đường trung gian. Những trung gian lan truyền bệnh này là các loại côn trùng như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn… Bên cạnh đó, các dụng cụ làm vườn và hạt giống cũng có thể là trung gian truyền bệnh.
Một khi cây ớt đã bị nhiễm bệnh sẽ có tốc độ lây lan rất nhanh và hậu quả mà chúng để lại là không thể lường được, bệnh có thể làm giảm 30-80% năng suất mùa vụ thậm chí là mất trắng. Đặc biệt, bệnh khảm trên cây ớt gây hại và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là ở giống ớt chuông.
Không giống với một số bệnh chỉ xuất hiện ở một số thời điểm, bệnh khảm trên ớt có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm nắng nóng, độ ẩm cao chính là cơ hội để virus sinh trưởng mạnh mẽ nhất và khi cây ớt bị côn trùng chích hút thì bệnh càng nhanh chóng lây lan.
Triệu chứng bệnh khảm trên cây ớt
Dấu hiệu nhận biết bệnh khảm trên cây ớt khi cây bắt đầu chớm bệnh, bà còn cần để ý quan sát để can thiệp kịp thời tránh để đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản. Đặc biệt vào thời điểm cây ớt bắt đầu ra hoa và cho trái thì bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề.
Dấu hiệu để nhận biết cây đã nhiễm bệnh vô cùng rõ rệt, bà con sẽ nhìn thấy các lá, đọt non bắt đầu bị biến dạng có có màu xanh vàng không đều nhau, xoăn lại, co rúm, rút ngắn lại và hầu như không thể phát triển được, đồng thời thân cây cũng trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Bệnh khảm trên cây ớt thường xuất hiện và gây hại chủ yếu trên lá non cây ớt.
Ngoài ra khi cây ớt bị nhiễm bệnh hoa và trái cũng sẽ không phát triển và dần rụng đi. Chính vì thế thông thường khi cây ớt bị mắc bệnh khảm thì tỉ lệ đậu trái rất thấp và nếu trái đậu thì cũng không đạt, kích thước nhỏ, ngắn không đạt chất lượng.
Giải pháp kiểm soát bệnh khảm trên cây ớt
Bệnh khảm là một trong những bệnh khó trị và rất khó trị dứt điểm nên bà con cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa bệnh khảm bà con có thể tham khảo một số cách phòng ngừa như sau:
- Tình trạng đất cằn cõi, nghèo nàn thiếu dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện để virus dễ dàng tấn công khi cây suy yếu, bà con cần tiến hành cải tạo đất (bón hữu cơ, cấp vi sinh) để giúp ổn định độ pH trong đất.
- Không dùng các phân bón lá có chất kích thích nhân tạo (GA3, NAA, Atonik), phân bón lá chứa nhiều đạm (thay thế bằng Ligno Max, Vermi Max, Amino Max)
- Dùng các sản phẩm phân bón giúp cây tăng kháng thể, tạo miễn dịch với côn trùng chích hút (Oliga Max Gold, Vermi Max, Ligno Max).
Bà con trước khi gieo trồng hoặc chọn giống nên lựa chọn hạt giống chất lượng, không bị nhiễm bệnh và có khả năng kháng bệnh tốt. Đối với việc sử dụng hạt giống từ cây trồng cũ thì bà con có thể tiến hành ngâm hạt giống bằng Oliga Max vừa giúp hạt mau chóng nảy mầm rễ dài mập, hạn chế mầm bệnh tấn công. Để cây ớt sinh trưởng và phát triển tốt bà con nên thường xuyên chăm sóc và bón phân định kỳ cho cây, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ làm vườn để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào.
- Hạn chế cắt nhánh, tỉa cành cây ớt vào những ngày mưa vì cây khi có vết thương hở sẽ là điều kiện thuận lợi để virus tấn công và gây bệnh.
- Tiêu huỷ các cây bị bệnh nhằm hạn chế khả năng lây lan mầm bệnh sang các cây lân cận.
Cách xử lý bệnh khảm trên ớt hiệu quả
Để xử lý tình trạng khảm (xoắn lá) trên cây ớt hiệu quả giúp tấn công virus bên ngoài tế bào, ngăn ngừa sự phân chia và lây lan của virus, bà con cần tiến hành phun Viruka Max để giúp phục hồi lại lá nhiễm bệnh và lá mới không bị bệnh. Giúp cây phát triển bình thường vẫn ra bông, đậu trái và đạt chất lượng bình thường, tăng cường kháng thể cho cây tránh côn trùng chích hút - trung gian truyền bệnh.
Phun phòng:
- Thời điểm phun: phun từ đầu vụ, khi cây chưa có biểu hiện bệnh
- Liều lượng: 1 ml Viruka Max/ 1 lít nước + thuốc rầy phun lá định kỳ
Phun đặc trị:
Khi thấy lá bắt đầu xoăn đọt, gù đầu
- Phun lá: 2ml Viruka Max + 2ml Vermi Max + 2ml Feed Max (thuốc rầy, bọ trĩ)/1 lít nước (Lặp lại 2 lần)
- Tưới gốc: 0,5 lít Vermi Max + 0,5kg Ligno Max/200 lít nước/công
Lưu ý: Bà con nên phun lặp lại 2 lần và mỗi lần cách nhau 5 ngày.
Vừa rồi là một số thông tin mà Tanixa đã gửi đến quý bà con về bệnh khảm trên cây ớt cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu.