Rau mồng tơi hay rau mùng tơi là một loại rau phổ biến tại Việt Nam và thường được dùng để nấu canh, xào... rất thơm ngon và bổ dưỡng. Vậy bà bầu có thể ăn rau mồng tơi được không và nếu ăn thì ăn bao nhiêu là tốt?
Thành phần dinh dưỡng của rau mồng tơi
Rau mồng tơi hay mùng tơi có 2 loại là trắng và tía. Loại rau mồng tơi tía được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Rau mồng tơi là loại thân leo, bên ngoài vỏ màu xanh thấm hoặc tia, nhiều chất nhớt, lá màu xanh và dày.
Mồng tơi rất phổ biến ở Việt Nam và được dùng làm thuốc điều trị bệnh trong y học cổ truyền. Về giá trị dinh dưỡng của rau mùng tơi rất đa dạng, trong 100g rau mồng tơi cung cấp:
- Năng lượng: 14 kcal
- Đạm: 2 g
- Tinh bột: 1.4 g
- Tro: 900 mg
- Canxi: 176 mg
- Sắt: 1.6 mg
- Nước: 92.9 g
- Chất xơ: 2.5 g
- Phốt pho: 37.7 mg
- Carotin: 1 mcg
- Tỉ lệ thải bỏ: 17 g
- Vitamin C: 72 mg
- Vitamin PP: 600 mg
- Vitamin B1: 100 mcg
- Vitamin B2: 200 mcg
Với những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu, đặc biệt là chất xơ, sắt, canxi, nước... bà bầu có thể ăn rau mồng tơi.
Bà bầu có thể ăn rau mồng tơi được không?
Rau mồng tơi có giàu các dưỡng chất quan trọng như sắt, canxi, axit folic... cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được rau mồng tơi.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Bà bầu hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi ở 3 tháng đầu thai kỳ và trong cả thai kỳ. Rau mồng tơi cung cấp 5.4 - 12% lượng sắt cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra còn có axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Bà bầu ăn rau mồng tơi có lợi ích gì?
Theo Đông y, rau mùng tơi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vị ngọt, tính hàn và không chứa độc tố, bà bầu có thể ăn trong cả thai kỳ. Rau mồng tơi có thể thanh nhiệt, thải độc, nhuận tràng, và ngừa táo bón cho mẹ bầu. Bà bầu có thể ăn được rau mồng tơi trong cả thai kỳ và loại rau này mang đến những lợi ích tuyệt vời đó là:
1. Ngừa táo bón khi mang thai
Khi mang thai, táo bón là điều mà gần như bà bầu nào cũng gặp. Rau mồng tơi giàu chất xơ, nước có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón khi mang thai.
2. Bổ sung canxi
100g rau mồng tơi cung cấp 176mg chất canxi nên đây là một nguồn cung cấp nguồn canxi dồi dào cho bà bầu. Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển hệ xương và răng, tóc của thai nhi. Nếu thiếu hụt canxi, trẻ có thể bị chậm phát triển, chuột rút khi mang thai, mẹ bầu dễ bị đau cơ.
3. Giảm cholesterol trong máu
Rau mồng tơi không chứa cholesterol, giúp ổn định huyết áp và tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Bà bầu ăn rau mồng tơi có một cơ thể dẻo dai hơn.
4. Tăng cường sức đề kháng nhờ bổ sung vitamin C
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, rau mùng tơi là một nguồn cung vitamin quan trọng, đóng vai trò lớn trong tăng cường hệ miễn dịch, giúp cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn.
5. Bổ sung vitamin A cải thiện thị lực, ngừa ung thư
Với hàm lượng vitamin A dồi dào, rau mồng tơi có tác dụng cải thiện thị lực, ngừa ung thư, có chất chống oxy hóa có thể giảm thiểu tình trạng xạm da khi mang bầu.
6. Cải thiện làn da
Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa có tác dụng tích cực trong ngăn ngừa hắc tố đen làm sạm da, giúp da sáng khỏe hơn.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu rau mồng tơi?
Tuy rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe và bà bầu có thể ăn trong cả thai kỳ, nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn 2 - 3 bữa/ tuần và mỗi lần ăn không quá 100g. Nên ăn đa dạng các loại rau củ quả trong thai kỳ để tận dụng được các dưỡng chất cần thiết.
Mẹ bầu có thể ăn rau mồng tơi xào, nấu canh hay luộc... để bổ sung dưỡng chất. Không nên ăn rau mồng tơi đã để qua đêm, không kết hợp rau mồng tơi với thịt bò, cùng không nên nấu rau mồng tơi quá lâu.
Như vậy, bà bầu có thể ăn được rau mồng tơi trong cả thai kỳ. Hãy bổ sung loại rau này vào thực đơn hàng ngày và chỉ nên ăn một lượng vừa phải để có thể tận dụng được những dưỡng chất tốt từ loại rau này.