Xem thêm

Ăn lạc nhiều có tốt không? Tìm hiểu lưu ý khi sử dụng lạc với những người có bệnh

Ăn lạc nhiều có tốt không? Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không có lợi cho sức khỏe. Đối với lạc, bạn nên tìm hiểu về công dụng và những lưu ý khi...

Ăn lạc nhiều có tốt không? Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không có lợi cho sức khỏe. Đối với lạc, bạn nên tìm hiểu về công dụng và những lưu ý khi sử dụng lạc để tốt hơn cho sức khỏe của mình. Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Tác dụng của đậu phộng

Lạc là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được.

Chất béo không bão hòa trong lạc giúp bảo vệ tim, có tác dụng tốt trong phòng chống các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là axít oleic.

Theo Đông y, lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng. Khi bị mất tiếng hay phù chân, thiếu sữa, táo bón, huyết áp cao, viêm thận... bạn có thể dùng lạc để chữa.

Axit folic trong lạc, nó chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Ngoài axit folic, lạc cũng chứa nhiều cellulose hữu ích không gây béo phì.

Củ lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

Lạc có hại đối với một số trường hợp mắc bệnh

Người bệnh gút

Bệnh nhân bị gút không nên ăn lạc, vì lạc chứa nhiều protein và chất dầu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh gút.

Bệnh nhân bị tiểu đường

Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên là rất quan trọng. Lạc có chứa chất béo, vì vậy không nên ăn quá nhiều lạc nếu mắc bệnh tiểu đường.

Người bị nóng trong

Theo Đông y, lạc có tính nóng và có thể gây nóng trong cơ thể. Do đó, những người bị nhiệt, hay bị mụn, nóng trong không nên ăn lạc. Ăn lạc có thể khiến bạn khó thở và cơ thể nóng thêm.

Người vừa phẫu thuật túi mật

Vì khi cắt bỏ túi mật, cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. Lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa. Nếu ăn vào sẽ gây hại cho gan.

Lưu ý khi sử dụng lạc

Không ăn lạc đã mốc, có mùi lạ

Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin rất bền vững ở nhiệt độ cao. Lạc đã rang tỏi ớt hay luộc chỉ có thể làm chết các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố. Vì vậy, không nên nghĩ rằng lạc mốc đã rang kỹ hoặc luộc kỹ sẽ vô hại.

Để dành lạc và tránh bị mốc, bạn cần loại bỏ hết những hạt giập, vỡ, và loại bỏ những lô lạc chớm bị mốc để tránh mốc lây lan sang lô lành. Sau đó, phơi thật khô đến khi hàm lượng nước trong lạc chỉ còn dưới 7,5% thì mới có thể yên tâm sử dụng.

Không ăn lạc đã mọc mầm

Theo các nhà khoa học, trong lạc mọc mầm hoặc đã bị mốc có chứa rất nhiều loại nấm mốc có độc, trong đó một loại nấm mốc được đề cập đến nhiều nhất chính là chất độc Hoàng khúc, nếu được sử dụng làm thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Không ăn lạc khi bị ho

Khi bị ho, bạn không nên ăn lạc vì lạc có chứa lượng dầu lớn. Chính điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm. Bởi thế, lạc không phải là thực phẩm khuyên dùng khi bị ho.

Như vậy, ăn nhiều lạc cũng tốt, nhưng chỉ tốt nếu bạn ăn đúng cách và có sự chỉ định của bác sĩ nếu muốn chữa lành bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe với những thông tin bổ ích trên!

1