Đi bộ và chạy bộ đều là những bộ môn tập luyện mang đến hiệu quả cao đối với sức khỏe. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này có nhiều khác biệt về cả cường độ tập luyện và tác động đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng phân biệt giữa đi bộ và chạy một cách chi tiết nhé.
Đi bộ hay chạy bộ đều là môn thể thao thông dụng
1. Những Điểm Giống Nhau Giữa Đi Bộ Và Chạy
Để phân biệt giữa đi bộ và chạy bộ thì trước hết chúng ta cùng xem xét những điểm giống nhau của hai bộ môn này. Thực tế chúng đều là những bài tập cardio hay còn gọi là bài tập "tim mạch". Dù có cường độ tập luyện khác nhau nhưng cả hai hình thức này đều mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể:
- Giúp bạn giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
- Làm tăng sức bền của cơ thể.
- Làm tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Giúp ngăn ngừa hoặc hỗ trợ quản lý các bệnh mãn tính.
- Hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch.
- Giúp kéo dài tuổi thọ.
Tập đi bộ hoặc chạy bộ hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe tinh thần. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần 30 phút tập thể dục với cường độ vừa phải với tần suất ba lần một tuần sẽ làm giảm lo lắng và trầm cảm. Nó cũng có thể cải thiện tâm trạng và gia tăng sự tự tin của người tập.
Có nhiều lợi ích với cơ thể khi đi bộ hoặc chạy bộ
2. Phân Biệt Giữa Đi Bộ Và Chạy Bộ
Mặc dù có khá nhiều điểm giống nhau về lợi ích đối với sức khỏe giữa đi bộ và chạy bộ nhưng về mức độ tác động, chúng hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, mức độ rủi ro của hai bài tập này cũng không giống nhau. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể.
2.1. Cường Độ Tập Luyện
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa đi bộ và chạy bộ đó chính là cường độ tập luyện. Theo đó, chạy bộ có cường độ cao hơn nhiều so với đi bộ. Mặt khác, chúng ta cũng phải sử dụng năng lượng gấp hai lần so với đi bộ.
2.2. Lượng Calo Tiêu Thụ
Chạy bộ đốt cháy nhiều calo hơn khá nhiều so với chạy bộ. Nếu như đi bộ trong 30 phút chỉ đốt cháy khoảng 156 calo thì chạy bộ sẽ đốt cháy khoảng 356 calo, gần gấp đôi so với đi bộ. Điều này là do tốc độ khác nhau nên lượng calo tiêu thụ khác nhau. Do đó, nếu mục tiêu của bạn là luyện tập giảm cân thì chạy bộ sẽ là một lựa chọn lý tưởng.
2.3. Khả Năng Cải Thiện Sức Bền
Một điểm nữa để phân biệt giữa đi bộ và chạy đó chính là khả năng cải thiện sức bền. Thực tế, chạy bộ làm tăng khả năng điều hòa và sức bền của cơ thể tốt hơn so với đi bộ. Những người tham gia chạy bộ thường xuyên sẽ có thể hoạt động thể chất trong thời gian dài hơn, sức chịu đựng cũng tốt hơn so với những người chỉ quen đi bộ.
Chạy bộ cải thiện sức bền tốt hơn đi bộ
2.4. Mức Độ Rủi Ro
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong việc giảm cân và rèn luyện sức bền nhưng nó là một bài tập có cường độ cao. Chính vì thế, chúng có nhiều rủi ro hơn so với đi bộ. Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy, có từ 20-79% những người chạy bộ từng gặp phải chấn thương. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người đi bộ chỉ khoảng 1-5%. Phần lớn các chấn thương này đều đến do chạy bộ quá sức . Những người từng có tiền sử chấn thương cũng có nguy cơ lặp lại cao hơn. Trong đó, bong gân, căng cơ, phồng rộp bàn chân, trật khớp…là những chấn thương phổ biến khi chạy bộ.
2.5. Các Nguy Cơ Về Bệnh Xương Khớp
Thực tế, dù có những tác dụng thiết thực đối với sức khỏe nhưng cả đi bộ và chạy bộ đều có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ xương khớp, nhất là khi chúng ta không tập luyện đúng cách. Trong đó, thoái hóa khớp chính là một nguy cơ hiện hữu. Một nghiên cứu trên những người chạy bộ và đi bộ đã cho thấy, những ai thường xuyên chạy bộ có nguy cơ thoái hóa khớp và thay khớp háng thấp hơn nhiều so với người chỉ đi bộ. Điều này có thể là do người chạy bộ thường có chỉ số khối cơ thể(BMI) thấp hơn so với người đi bộ. Do đó, áp lực lên hệ xương khớp sẽ thấp hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thoái hóa khớp là một nguy cơ đối với người đi bộ
3. Những Cách Giúp Tăng Hiệu Quả Khi Đi Bộ
Qua những đặc điểm chính giúp phân biệt giữa đi bộ và chạy trên đây chúng ta có thể nhận thấy hình thức nào tập luyện tốt hơn và rủi ro nhiều hơn. Đi bộ có thể an toàn nhưng những tác động đối với việc giảm cân sẽ không đáng kể. May mắn là chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện điều này bằng một số cách đơn giản sau đây:
3.1. Đi Bộ Theo Nhóm
Khi đi bộ với bạn bè hoặc gia đình có thể làm cho hoạt động này vui hơn và có hiệu quả hơn. Điều đó cũng có thể giúp bạn bám sát kế hoạch tập thể dục của mình.
3.2. Đung Đưa Cánh Tay Khi Đi Bộ
Uốn cong cánh tay của bạn ở góc 90 độ và đung đưa cánh tay của bạn một cách tự nhiên khi bạn đi bộ. Chúng sẽ khuyến khích bạn đi bộ nhanh hơn đồng thời giúp phần trên của cơ thể được tập luyện. Mặt khác, bạn cũng sẽ đốt cháy thêm 5% đến 10% calo nếu đung đưa tay đúng cách.
3.3. Thử Đi Bộ Lên Dốc
Điểm phân biệt giữa đi bộ và chạy chính là lượng calo tiêu thụ. Nhưng nếu không thể chạy bộ thì bạn sẽ làm thế nào để tăng khả năng tiêu hoa năng lượng? Câu trả lời là hãy chọn đi bộ lên dốc. Nếu bạn đi bộ trên máy chạy bộ, hãy tăng độ dốc lên 5% hoặc 10%. Nếu bạn đi bộ ngoài trời, hãy tìm những ngọn đồi hoặc thậm chí là một con đường dốc để làm cho việc đi bộ của bạn trở nên khó khăn hơn.
Đi bộ lên dốc tăng khả năng đốt cháy calo
3.4. Đi Bộ Dưới Nước
Sức cản của nước làm tăng cường độ đi bộ của bạn, đồng thời làm giảm tác động lên khớp. Do đó, bạn có thể chọn đi bộ dưới vùng nước nông hoặc bể bơi để tăng hiệu quả.
3.5. Đi Bộ Nhanh
Đi bộ nhanh sẽ giúp nhịp tim của bạn tăng lên. Nhờ đó, khả năng đốt cháy calo của bạn sẽ tăng lên tốt hơn so với đi bộ thông thường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, đi bộ nhanh có khả năng đốt cháy lượng calo tương tự với chạy bộ.
Qua những thông tin trên đây, hẳn chúng ta đã biết cách phân biệt giữa đi bộ và chạy bộ rồi phải không nào? Dựa trên những điều này, bạn hãy chọn cho mình một hình thức tập luyện phù hợp nhất để có được những lợi ích tối đa đối với sức khỏe nhé.