Xem thêm

2 cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết nhanh chóng, an toàn

Sốt xuất huyết, một căn bệnh đáng sợ với những triệu chứng như sốt cao và xuất huyết. Triệu chứng xuất huyết nghiêm trọng nhất liên quan đến tình trạng tiểu cầu trong máu giảm...

Sốt xuất huyết, một căn bệnh đáng sợ với những triệu chứng như sốt cao và xuất huyết. Triệu chứng xuất huyết nghiêm trọng nhất liên quan đến tình trạng tiểu cầu trong máu giảm mạnh, khiến máu khó đông và chảy máu liên tục. Điều này sẽ gây ra biểu hiện xuất huyết trên da, và nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ tử vong rất cao. Vậy, có những cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nào?

Vai trò quan trọng của tiểu cầu

Tiểu cầu là một loại tế bào nhỏ có nguồn gốc từ tủy xương và lưu thông trong máu. Chúng có khả năng hình thành các cục máu đông để cầm máu hoặc làm chậm quá trình chảy máu. Tiểu cầu còn có chức năng "trẻ hóa" các tế bào nội mạc, giúp cho thành mạch trở nên dẻo dai và mềm mại. Truyền tiểu cầu có thể cứu sống những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp hoặc tiểu cầu không hoạt động bình thường. Tiểu cầu cũng rất cần thiết cho những người bị mất máu nghiêm trọng do chấn thương hoặc điều trị. Chúng có thể ngăn ngừa mất máu và các biến chứng chảy máu khác.

Chỉ số tiểu cầu bình thường trong máu

Cơ thể thường liên tục tái tạo tiểu cầu trong tủy xương, và chỉ số tiểu cầu bình thường là 150.000 đến 450.000 mỗi microlit máu. Trung bình, mỗi 1 lít máu sẽ có khoảng từ 150 đến 400 tỷ tế bào tiểu cầu. Khi chỉ số tiểu cầu thấp dưới mức 100G/l, nghĩa là đã giảm tiểu cầu.

2 cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết

Hiện nay, có 2 cách phổ biến để tăng tiểu cầu cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết: truyền tiểu cầu và truyền tiểu cầu dự phòng.

1. Phương pháp truyền tiểu cầu cho bệnh nhân gặp tình trạng xuất huyết

Phương pháp này được chỉ định lâm sàng cho các trường hợp sau:

  • Các bệnh nhân bị xuất huyết, khiến lượng tiểu cầu trong máu giảm, ngay cả khi số lượng tiểu cầu trong máu đạt chỉ số trên 10 x 109/L
  • Các bệnh nhân cần phẫu thuật, rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh hay đang sử dụng thuốc kháng tiểu cầu
  • Các bệnh nhân gặp tình trạng xuất huyết nghiêm trọng cần truyền máu toàn phần gồm cả máu và tiểu cầu với thể tích lớn để giảm nguy cơ tử vong.

2. Phương pháp truyền tiểu cầu dự phòng nhằm phòng ngừa chảy máu

Phương pháp này được chỉ định lâm sàng cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị thiếu hụt tiểu cầu nặng, phải trải qua liệu pháp ghép tế bào gốc và hóa trị với chỉ số tiểu cầu trong máu dưới 10 x 109/L
  • Các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, không xuất hiện tình trạng chảy máu cấp tính, bị thiếu hụt tiểu cầu với chỉ số tiểu cầu trong máu đạt dưới mức an toàn
  • Các bệnh nhân gặp tình trạng bệnh lý suy tủy xương, giảm sản xuất tiểu cầu mãn tính
  • Các bệnh nhân trải qua các liệu pháp, thủ thuật chữa trị các bệnh lý như chọc dò tủy sống, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, phẫu thuật nội soi và sinh thiết
  • Các bệnh nhận gặp tình trạng chấn thương đầu

Truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch

Truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch được thực hiện khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp dưới 50 g/L, người bệnh xuất hiện các triệu chứng xuất huyết, và căn cứ vào các yếu tố khác để đưa ra quyết định truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch.

Các trường hợp chống chỉ định truyền tiểu cầu

  • Các bệnh nhân bị giảm tiểu cầu miễn dịch
  • Các bệnh nhân có tình trạng chảy máu không liên quan đến vấn đề tiểu cầu
  • Các bệnh nhân bị giảm tiểu cầu huyết khối và giảm tiểu cầu do Heparin
  • Các đối tượng sau phẫu thuật tim
  • Các bệnh nhân không bị chảy máu hoặc mắc chứng đông máu nội mạch lan tỏa mãn tính.

Một số lưu ý khi truyền tiểu cầu

  • Luôn kiểm tra mạch, nhiệt độ và huyết áp của người bệnh trong quá trình truyền tiểu cầu để phát hiện sớm các phản ứng xấu với tiểu cầu. Các phản ứng có thể gặp thường là tăng thân nhiệt, rùng mình, ngứa ngáy, phát ban.
  • Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh cần thông báo cho nhân viên y tế để ngừng truyền máu và điều trị kịp thời.
  • Tiểu cầu là một chế phẩm của máu nên cần tuân thủ các quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
  • việc truyền tiểu cầu vẫn được ưu tiên chỉ định trong những trường hợp thiếu hụt cân nặng hoặc người bệnh xuất hiện tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong.

Cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết bằng dinh dưỡng

Có rất nhiều loại thực phẩm và nhóm vitamin có thể cung cấp lượng tiểu cầu dồi dào cho cơ thể thông qua chế độ ăn như:

  • Thực phẩm giàu folate: cam, rau bina, ngũ cốc, măng tây,...
  • Thực phẩm giàu vitamin B12: thịt gà, thịt bò, cá hồi, gà tây, cá ngừ,...
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: óc chó, hạt lanh, rau bina, cá,...
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: nam việt quất, mâm xôi, óc chó, dâu tây,...
  • Thực phẩm giàu chất chống viêm: Đậu hữu cơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh,...
  • Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, bí đỏ, khoai lang,...
  • Thực phẩm giàu vitamin K: trứng, gan, cải xoăn, kiwi,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C: kiwi, lựu, ổi, cam, súp lơ xanh, rau bina,...

Có rất nhiều cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết, nhưng khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào, cần phải nhận được sự cho phép và tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ và các chuyên gia để đạt được hiệu quả áp dụng cao nhất và hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện.

1