Xem thêm

Thực đơn cho bà bầu cả tuần đủ dinh dưỡng kèm định lượng

Tại sao nên xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu? Việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ là cực kỳ quan trọng. Bởi vì nhu...

Tại sao nên xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu?

Việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ là cực kỳ quan trọng. Bởi vì nhu cầu dinh dưỡng của mỗi mẹ bầu là khác nhau, và nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Xây dựng thực đơn sẽ giúp mẹ bầu cá nhân hóa nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của mình, đảm bảo sức khỏe ổn định cho thai phụ và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu sao cho đủ dinh dưỡng?

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần được đáp ứng cả về lượng và về chất theo các khuyến nghị trong Tháp Dinh dưỡng Hợp lý dành cho phụ nữ mang thai do Viện Dinh dưỡng Quốc gia ban hành.

1. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng

Theo Bộ Y tế, nhu cầu về năng lượng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng nhóm tuổi và giai đoạn của thai kỳ. Dưới đây là bảng năng lượng khuyến nghị cho bà bầu theo nhóm tuổi và hoạt động thể lực:

Nhóm tuổi Hoạt động thể lực nhẹ (calo/ngày) Hoạt động thể lực trung bình (calo/ngày)
20-29 tuổi 1760 2050
30-39 tuổi 1730 2010
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu +50
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa +250
Phụ nữ có thai 3 tháng cuối +450

2. Nhu cầu khuyến nghị về carb, protein và lipid

Trong thai kỳ, nhu cầu khuyến nghị về chất đạm (protein), chất đường bột (carb) và chất béo (lipid) cũng thay đổi. Dưới đây là bảng khuyến nghị về liều lượng phù hợp cho từng nhóm tuổi:

Nhu cầu khuyến nghị chất đạm (protein)

Nhóm tuổi Liều lượng phù hợp (g/ngày)
20-29 tuổi 60
30-39 tuổi 60
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu +1
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa +10
Phụ nữ có thai 3 tháng cuối +31

Nhu cầu khuyến nghị chất béo (lipid)

Nhóm tuổi Liều lượng phù hợp (g/ngày)
20-29 tuổi 46 - 57
30-39 tuổi 45 - 56
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu +1.5
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa +7.5
Phụ nữ có thai 3 tháng cuối +15

Nhu cầu khuyến nghị về chất đường bột (carbohydrate)

Nhóm tuổi Liều lượng phù hợp (g/ngày)
20-29 tuổi 320 - 360
30-39 tuổi 290 - 320
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu +7 - 10
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa +35 - 40
Phụ nữ có thai 3 tháng cuối +65 - 70

3. Nhu cầu khuyến nghị về vi chất dinh dưỡng

Ngoài các nhóm dinh dưỡng chính đã được liệt kê ở trên, mẹ bầu còn phải bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất để giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Dưới đây là bảng liều lượng sử dụng vi chất dinh dưỡng theo ngày:

Loại vi chất dinh dưỡng Liều lượng sử dụng theo ngày
Vitamin A 650 - 730 mcg
Vitamin D 20 mcg
Vitamin E 6.5 mg
Vitamin C 110 mg
Vitamin K 150 mcg
Thiamin/B1 1.2 - 1.3 mg
Riboflavin/B2 1.5 mg
Choline/B4 450 mg
Pyridoxine/B6 1.9 mg
Vitamin B12 2.6 mcg
Folic Acid/Folate 600 mcg
Iron 27 - 41.1 mg
Canxi 1200 mg
Kẽm 6 - 20 mg
I-ốt 220 mcg

Yêu cầu thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu mang thai theo giai đoạn

Mỗi giai đoạn mang thai khác nhau, cơ thể mẹ bầu cần một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó, thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu trong từng giai đoạn cũng có những thay đổi nhất định.

1. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ 1)

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi thường phát triển khá chậm. Đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi mới chỉ nặng 15g. Vì thế, trong giai đoạn này mẹ bầu không cần phải tẩm bổ quá nhiều mà chỉ cần duy trì 3 bữa ăn đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày hệt như trước khi mang thai. Đồng thời đặt ra mục tiêu tăng khoảng 1kg sau 3 tháng để tạo tiền đề cho sự phát triển của em bé trong 6 tháng tiếp theo.

Bên cạnh đó, trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nên duy trì thói quen thường xuyên theo dõi cân nặng và uống bổ sung sắt, axit folic cùng với các vi chất khác theo khuyến nghị. Điều này sẽ giúp bạn có được một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học.

Ngoài ra do khoảng thời gian 3 tháng đầu là thời kỳ cực kỳ “nhạy cảm” thế nên để tránh xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn và đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Chính vì thế việc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu cần đảm bảo các tiêu chí sau đây:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, thịt, cá, đậu đỗ với hàm lượng bổ tổng cộng 61 - 91g đạm/ngày. Việc tăng cường các thực phẩm giàu đạm sẽ giúp thúc đẩy quá trình xây dựng các cơ quan và chức năng cho thai nhi, đặc biệt là hệ thống thần kinh.

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa/ngày (3 bữa chính và 3 bữa phụ) để giảm nghén và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn..

  • Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu không thể thiếu nước. Vì thế mẹ bầu nên uống đủ từ 1.6 - 2 lít nước mỗi ngày.

  • Ăn thức ăn vặt tốt cho sức

1