Xem thêm

Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Rối loạn mỡ máu là một tiền căn gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe người bệnh như nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, đột quỵ và thuyên tắc mạch...

Rối loạn mỡ máu là một tiền căn gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe người bệnh như nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, đột quỵ và thuyên tắc mạch vành. Hiện nay, rối loạn mỡ máu ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân như lạm dụng rượu, thừa cân, béo phì và lười vận động.

Rối loạn mỡ máu là gì?

Mỡ máu là chất béo dạng sáp tồn tại trong máu, có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào và các hoạt động chức năng của cơ thể. Rối loạn mỡ máu phân thành ba loại chính: cholesterol LDL (loại "cholesterol xấu"), cholesterol HDL (loại "cholesterol tốt" giúp loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu), và chất béo trung tính (hình thành và phát triển do lượng calo không được đốt cháy ngay lập tức, chúng lưu trữ trong các tế bào mỡ).

Rối loạn mỡ máu là tình trạng khi nồng độ chất béo trong máu cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường. Điều này được đo và đánh giá qua các chỉ số như lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). Mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu có thể phân thành hai nhóm chính: rối loạn mỡ máu nguyên phát và rối loạn mỡ máu thứ phát. Rối loạn mỡ máu nguyên phát thường bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Trong khi đó, rối loạn mỡ máu thứ phát do các nguyên nhân và bệnh lý khác gây ra.

Triệu chứng rối loạn mỡ máu

Những người mắc rối loạn mỡ máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện tình cờ trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Tuy nhiên, rối loạn mỡ máu có thể gây ra những triệu chứng khi nó đã ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim, não, thận. Một số triệu chứng điển hình bao gồm đau tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh và ngất xỉu.

Cách phòng tránh rối loạn mỡ máu

Mặc dù không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, nhưng ta vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này thông qua một số lưu ý sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày để tăng chất xơ.
  • Điều chỉnh lối sống khoa học, tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
  • Duy trì cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Bỏ hút thuốc lá và uống rượu, đồ uống có cồn.
  • Dùng chất béo không bão hòa lành mạnh có trong các loại hạt, đậu, dầu cá, dầu oliu.
  • Uống đủ nước.
  • Tránh ngồi lâu, hạn chế thời gian không vận động.

Cách chăm sóc người bị rối loạn mỡ máu

Người bị rối loạn mỡ máu có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy tuân thủ các hướng dẫn sau để quá trình đều trị đạt hiệu quả cao:

  • Bỏ hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc.
  • Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Tăng cường thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế uống rượu bia và nước ngọt.
  • Duy trì cân nặng ổn định.
  • Kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe và tập yoga.
  • Hạn chế sử dụng thịt đỏ, mỡ động vật và đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng thuốc đúng theo đơn bác sĩ.

Để đặt lịch khám, sàng lọc và điều trị rối loạn mỡ máu, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), hạn chế lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa và tránh xa chất béo chuyển hóa có thể giúp phòng ngừa rối loạn mỡ máu. Hãy ưu tiên ngũ cốc, trái cây, rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị rối loạn mỡ máu kịp thời.

1