Xem thêm

Cơ chế chuyển hóa năng lượng thành mỡ và ngược lại: Giảm cân hiệu quả

Xin chào bạn đọc thân mến! Chúng ta đã tới với loạt bài viết kiến thức khoa học về mỡ tại website Z-Ton Việt Nam. Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về cơ...

Xin chào bạn đọc thân mến! Chúng ta đã tới với loạt bài viết kiến thức khoa học về mỡ tại website Z-Ton Việt Nam. Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về cơ chế hình thành mỡ. Và hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục với chủ đề cực kỳ thú vị: Cơ chế chuyển hóa năng lượng dư thừa thành mỡ và ngược lại. Bạn sẽ được gặp rất nhiều tên các chất hóa học trong bài này, và tôi tin rằng đó sẽ là một cuộc hành trình thú vị.

Cơ chế chuyển hóa năng lượng thành tế bào mỡ

Thức ăn được nghiền tại miệng và trộn với nước bọt, sau đó được đưa xuống dạ dày. Tại dạ dày, thức ăn sẽ trải qua quá trình tiêu hóa và biến thành dạng dịch mềm (nhuyễn tương). Sau đó, dạng này sẽ được đẩy xuống ruột non, nơi các protein, lipid và glucid trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành các acid amin, monosaccarid, acid béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng này sẽ được chuyển lên gan để lọc và phân hóa thành các chất cần thiết cho cơ thể. Tiếp theo, chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển đến tim để nuôi cơ thể. Chất dinh dưỡng dư thừa sẽ được tích tụ tại các tế bào mỡ và sẽ được chuyển hóa thành năng lượng dự trữ từ mỡ vào cơ thể khi cần thiết.

chuyển hóa năng lượng thành tế bào mỡ chuyển hóa năng lượng thành tế bào mỡ

Thật ra, đến đây, bài học có thể dừng lại. Những kiến thức trên chúng ta đã học từ lâu trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn một chút. Điều đó sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và trở nên tự tin hơn khi tư vấn. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét những khía cạnh sâu hơn.

Cơ chế hóa học

Năng lượng dư thừa được dự trữ dưới dạng triacylglyceride (viết tắt là TAG). Triacylgceride gồm ba nhóm chức hydroxyl (HO-) và 3 axit béo (- COOH). Trong triglyceride, nhóm chức hydroxyl của glycerin kết hợp với nhóm carboxyl của axit béo tạo thành liên kết este theo công thức hóa học sau:

HOCH2CH(OH)CH2OH + RCO2H + R'CO2H + R''CO2H → RCO2CH2CH(O2CR')CH2OCOR'' + H2O

Nhìn vào công thức trên, ta có thể thấy triacylglyceride chứa đến 20 nguyên tử carbon, do đó năng lượng dư thừa được dự trữ dưới dạng carbon. Điều này liên quan đến bài viết số 5 "Nguyên lý khoa học để đào thải mỡ".

hình thành axit béo hình thành axit béo

Các bạn không cần nhớ công thức này, vì điều quan trọng là: triacylglyceride chứa 20 nguyên tử carbon, và năng lượng dư thừa được dự trữ dưới dạng carbon. Điều này sẽ liên quan đến bài viết số 5 "Nguyên lý khoa học để đào thải mỡ".

Cơ chế phân giải tế bào mỡ thành năng lượng

Triglyceride được vận chuyển từ ruột non về gan trong máu và bạch huyết. Tại tế bào mỡ nội mô, phức hợp lipoprotein sẽ bị phân hủy bởi lipoprotein lipase, giải phóng acid béo và glycerol. Acid béo tự do sẽ tiếp tục vào tế bào mỡ. Acid béo sau đó sẽ gắn vào glycerol phosphate để tạo thành triglyceride.

Còn cơ chế huy động lipid khi cơ thể cần năng lượng, norepinephrine sẽ hoạt hóa hệ thống tín hiệu CAMP (thụ thể β3) và lipase để phân giải triglyceride trong tế bào mỡ thành acid béo và glycerol. Các phân tử này sẽ được khuếch tán vào mao mạch, và acid béo tự do sẽ gắn kết với albumin để chuyển đến nơi cần sử dụng năng lượng.

phân giải mỡ thành năng lượng phục vụ cơ thể phân giải mỡ thành năng lượng phục vụ cơ thể

Vậy là xong. Đọc lại bài viết này, mình thực sự căng cả não. Những tên hóa chất, cơ chế hình thành và huy động... thật khó nhớ phải không? Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại comment bên dưới. Nếu bạn đã học được điều gì đó từ bài viết này, đừng ngần ngại để lại một like nhé. Cảm ơn bạn đã lắng nghe. Chúc bạn thành công và hạnh phúc.

"Đàn bà khôn ngoan hơn đàn ông vì họ biết ít hơn nhưng hiểu nhiều hơn"

- Khuyết danh -

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Bài viết số 5: Phòng tránh thừa cân béo phì, tế bào mỡ được hình thành như thế nào?
  • Bài viết số 7: Tế bào mỡ cấu tạo ra sao và công nghệ giúp ích gì để triệt tiêu chúng
  • Bài viết số 8: Vai trò và tác hại của mỡ thừa, phòng tránh bệnh thừa cân béo phì hiệu quả
1