Có nhiều ý kiến cho rằng việc lấy khóe móng chân thường xuyên là khá cần thiết, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngón chân, lại vừa bảo vệ ngón chân không bị tổn thương. Liệu điều này có mang lại một bộ móng chân đẹp? Trong quá trình lấy khóe móng chân có gây ra nhiễm trùng hay tổn hại đến sức khỏe không? Cùng Tiki Blog tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Khóe móng chân là gì?
Khóe móng chân là phần rìa mọc ra ở phía bên ngoài, sát hai cạnh móng. Trong sinh hoạt thường ngày, khóe móng chân hầu như không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng ta. Bộ phận này cũng không gây mủ hay gây tổn thương lên cơ thể nếu để lâu dài.
Tuy nhiên, nếu bạn có ý định đi làm móng, việc lấy khóe móng chân là tương đối cần thiết để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bộ móng. Hầu hết trong các dịch vụ của spa làm nail đều lấy khóe móng chân trong chu trình làm sạch móng.
Khóe móng chân là phần rìa mọc ra ở 2 bên cạnh khóe móng (Nguồn: Internet)
Có nên lấy khóe móng chân hay không?
Nhìn chung, việc lấy khóe móng chân sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn nếu nhân viên có kỹ thuật tốt, thao tác đúng, sử dụng dụng cụ lấy khóe đã được khử trùng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không lấy khóe móng chân đúng cách, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng móng chân bị hư đau nhức, mưng mủ hoặc móng chân bị đen, thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra áp xe. Trong tình huống này, bạn sẽ cần phải tìm đến bác sĩ để khám, sử dụng các loại thuốc trị nấm móng tay và móng chân, thuốc kháng sinh,... hoặc các phương pháp điều trị khác.
Ngoài ra, nếu bạn tin vào những yếu tố tâm linh thì việc chọn ngày cắt móng tay, móng chân và lấy khóe và điều cần thiết để hạn chế những điều xui rủi.
Việc lấy khóe móng chân có an toàn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguồn: Internet)
Về cơ bản, việc lấy khóe móng chân không quá cần thiết nhưng cũng không gây hại nếu chúng ta làm đúng. Nếu bạn muốn lấy bớt phần khóe để làm nail trông đẹp hơn, hạn chế tình trạng móng chân va chạm và trầy xước bởi phần khóe móng, bạn có thể thực thực hiện tại nhà theo những hướng dẫn dưới đây từ Tiki.
Hướng dẫn sử dụng cây lấy khóe móng chân
Bạn có thể tham khảo các bước lấy khóe móng chân an toàn tại nhà như sau:
- Bước 1: Ngâm chân khoảng 10 phút trong một thau nước sạch hoặc nước ngâm chân chuyên biệt tùy sở thích. Điều này sẽ giúp loại bỏ sạch bụi bẩn, làm cho khóe móng mềm hơn, dễ cắt bỏ hơn.
- Bước 2: Bạn sử dụng kềm cắt khóe một cách nhẹ nhàng với lựa vừa phải, không tác động quá mạnh, cũng không cắt sát vào phần da thịt. Cách này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng trầy xước ở da, tránh nhiễm trùng. Tham khảo bộ dụng cụ inox lấy khóe móng TẠI ĐÂY.
- Bước 3: Sau khi cắt xong, bạn cần rửa chân lại một lần nữa với nước ấm và dùng khăn lau khô chân.
Bạn nên vệ sinh chân sạch sẽ và lau khô sau khi lấy khóe xong (Nguồn: Internet)
Nếu gặp tình trạng khóe móng mọc quá sâu, cong vòng, bạn nên đến bệnh viện để được các y bác sĩ hỗ trợ trực tiếp. Không nên đến các spa làm nail, tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn bạn nhé!
Móng chân bị sưng mủ nhẹ nên làm thế nào?
Nếu trong quá trình lấy khóe móng chân đã có tình trạng xây xước, khiến cho chân bị mưng mủ nhẹ, bạn có thể xử lý bằng những biện pháp như sau:
- Rửa sạch tay và làm sạch móng chân một lần nữa.
- Ngâm bàn chân trong nước ấm từ 10 - 30 phút để móng chân và da mềm hơn. Bạn có thể cho vào nước ngâm chân một ít tinh dầu khử trùng, muối epsom hoặc dầu cây trà để tăng khả năng kháng khuẩn.
- Dùng khăn mềm lau khô ngón chân và bàn chân hoàn toàn.
- Massage nhẹ nhàng cho vùng da ở quanh móng chân, nhằm kích thích khả năng tuần hoàn máu, giúp vết thương nhanh chóng lành lại.
- Nhẹ nhàng đặt một miếng bông gòn nhỏ nằm ở phía dưới khóe móng chân, giúp cho móng mọc theo chiều khác, không mọc ăn sâu vào da.
- Sử dụng que đẩy biểu bì để loại bỏ tế bào chết ở 2 bên móng.
- Nếu móng chân bị mưng mủ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên vết thương.
Móng chân bị sưng mủ nhẹ có thể tự xử lý tại nhà (Nguồn: Internet)
Bị nhiễm trùng móng có nên cắt móng chân?
Trong trường hợp móng chân đang bị nhiễm trùng, bạn nên hạn chế việc cắt móng chân. Điều này sẽ giúp cho vết thương ở móng phục hồi tốt hơn, tránh việc gây thêm bất cứ tổn thương nào.
Đồng thời, nếu móng chân đã bị nhiễm trùng, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời, hạn chế tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây áp xe. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, bôi thoa tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ đối với trường hợp nhiễm trùng nặng.
Hướng dẫn cách chăm sóc móng để tránh nhiễm trùng
Để hạn chế tình trạng móng chân bị nhiễm trùng khi lấy khóe móng chân hoặc trong bất kỳ trường hợp nào khác, bạn cần lưu ý đến những yếu tố như sau:
- Chỉ cắt móng chân bằng kềm cắt móng chuyên biệt, không cắt quá sát da thịt hay đầu ngón chân. Tần suất cắt móng tối ưu là khoảng 6 đến 8 lần/tuần.
- Hạn chế việc lấy khóe móng quá nhiều, không lấy sâu và nên sử dụng dụng cụ vệ sinh, đã qua tiệt trùng bằng máy.
- Chỉ nên cắt móng ở những vị trí có thể nhìn thấy được để tránh việc gây tổn thương móng.
- Nên ưu tiên làm sạch ở vị trí cắt móng chân, lấy khóe móng chân bằng tinh dầu cây trà hoặc những sản phẩm khử trùng khác.
- Không đi giày quá chật hay quá rộng, khi đi phải có cảm giác thoải mái, dễ chịu, không tạo ra ma sát làm tổn thương lên chân.
- Nếu có vết thương trên chân, bạn cần chăm sóc vết thương hàng ngày, sử dụng băng gạc để ngăn bụi bẩn khi ra đường. Đồng thời, nên ưu tiên mang dép để vết thương thông thoáng, không bị bí hơi.
Nên chăm sóc móng chân thường xuyên để bảo vệ móng (Nguồn: Internet)
Một số lưu ý khi làm móng để tránh tổn thương móng
Để có được một bộ móng vừa đẹp, vừa khỏe, bạn cần chú ý đến những điều sau đây khi làm nail:
- Hãy dùng riêng bộ làm nail cá nhân, hạn chế việc sử dụng chung. Nếu làm tại salon, bạn nên chọn salon có máy khử trùng dụng cụ.
- Hạn chế việc tẩy tế bào chết hoặc chà gót để loại bỏ vết chai ở chân. Vì nếu kỹ thuật viên không làm đúng quy định, có thể gây ra vết thương xâm lấn trên cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
- Khi phát hiện có tình trạng móng chân mọc ngược sau khi làm móng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời. Lúc này, bạn không nên đến tiệm nail để nhờ xử lý, vì nếu can thiệp sai cách thì tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Móng có thể mọc ngược vào da gây tổn thương trầm trọng.
- Lớp biểu bì quanh móng cũng có tác dụng bảo vệ làn da khỏi bụi bẩn. Vì vậy, việc loại bỏ chúng một cách hoàn toàn là điều không cần thiết.
- Không nên để cho kỹ thuật viên dũa móng tay khi móng tay còn ướt, tránh để vi khuẩn xâm nhập.
Qua bài viết này, Tiki mong rằng bạn đã có thêm những góc nhìn hữu ích hơn về việc lấy khóe móng chân. Đừng quên "tậu" ngay cho mình một bộ sản phẩm chăm sóc móng tại nhà chính hãng từ Tiki nhé! Đặc biệt, Tiki có dịch vụ vận chuyển cực nhanh giúp bạn nhận hàng ngay chỉ sau 2 giờ đặt hàng. Tải app Tiki hoặc truy cập Tiki.vn ngay hôm nay.