Xem thêm

Ăn dầu lạc có tốt cho sức khỏe tim mạch

Ăn dầu lạc có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch hay không? Đây là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Dầu lạc chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn (MUFA)...

Ăn dầu lạc có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch hay không? Đây là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Dầu lạc chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và không bão hòa đa (PUFA), những chất béo được cho là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dầu lạc giảm nguy cơ mắc bệnh tim?

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thay thế chất béo bão hòa bằng MUFAs hoặc PUFAs có thể giảm mức cholesterol "xấu" (LDL) và chất béo trung tính triglyceride - hai yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một đánh giá của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cũng cho thấy rằng việc giảm lượng chất béo bão hòa và tăng lượng chất béo không bão hòa đơn và đa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 30%.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ tập trung vào lợi ích của việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa và không có nghiên cứu xem việc thêm nhiều dầu lạc vào chế độ ăn uống mà không thay đổi chế độ ăn uống có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch hay không.

Một đánh giá gần đây về 76 nghiên cứu trên 750.000 người không tìm thấy mối liên hệ giữa lượng chất béo bão hòa và nguy cơ mắc bệnh tim, ngay cả đối với những người ăn nhiều nhất.

Điều này cho thấy dầu lạc có lợi ích không nhất quán đối với sức khỏe tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể chọn sử dụng các loại dầu khác đã được chứng minh như dầu quả óc chó, dầu hạt hướng dương và dầu hạt lanh.

Dầu lạc Hình ảnh minh họa cho bài viết

Nhược điểm tiềm ẩn của dầu lạc

Chứa nhiều chất béo gây viêm

Một số nghiên cứu cho thấy acid linoleic có thể gây viêm nếu có sự mất cân bằng với chất béo omega-3. Cơ thể cần duy trì tỷ lệ chất béo omega-6 và omega-3 khoảng 4:1 để đảm bảo sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên, dầu lạc có nhiều omega-6 và thiếu omega-3, trong khi chế độ ăn hiện nay thường có quá nhiều omega-6. Sự mất cân bằng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như bệnh tim, béo phì, bệnh viêm ruột và ung thư.

Dầu lạc dễ bị oxy hóa

Khi đun nóng hoặc để tiếp xúc với không khí, ánh sáng mặt trời hoặc hơi ẩm, dầu lạc có thể bị oxy hóa, tạo ra các gốc tự do và các hợp chất có hại khác. Những gốc tự do này có thể gây tổn thương cơ thể, thậm chí góp phần vào lão hóa sớm, bệnh ung thư và bệnh tim.

Vì vậy, dầu lạc không phải lựa chọn tốt nhất. Hiện nay có nhiều loại dầu ăn có khả năng chống oxy hóa cao hơn như dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu bơ.

Bài viết được viết bởi Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

1