Sức khỏe

Những lưu ý quan trọng về ăn dưa muối - Kẻo 'một miếng hại cả đời'

Mai Kiều Liên

Dưa hành và dưa cải muối không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều men probiotics và vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Chúng giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch...

Dưa hành và dưa cải muối không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều men probiotics và vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Chúng giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hoạt động của đường ruột. thực phẩm này đặc biệt tốt cho những người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón... Ngoài ra, dưa hành và dưa cải muối cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A, C, E, betacroten, selen, kẽm và các enzyme sống giúp giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn nhiều đồ chiên rá n.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn dưa muối. Dưới đây là những đối tượng nên cân nhắc trước khi tiêu thụ loại thực phẩm này.

Những người không nên ăn dưa muối

Người mắc các bệnh về thận

Khi thận yếu, chức năng đào thải độc tố trong cơ thể cũng bị suy giảm. Việc tiêu thụ nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, tích nước gây phù, tăng cân ảo và ảnh hưởng tới tác dụng của các loại thuốc điều trị. Do đó, người bệnh thận nên hạn chế tiêu thụ đồ mặn nói chung và các loại dưa, cà muối nói riêng.

Người bị bệnh về đường tiêu hóa

Những người có vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tả... nên hạn chế ăn đồ muối chua, lên men để tránh kích thích tiêu hóa. Người đau dạ dày cũng cần cân nhắc khi tiêu thụ dưa muối, đặc biệt khi gặp tình trạng kích thích tại vùng thượng vị. Đồ muối chua có nồng độ axit cao có thể gây viêm- loét dạ dày.

Người bị cao huyết áp

Thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như dưa muối có thể gây tăng huyết áp và gây biến chứng cho người bệnh. Muối tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây tăng nước trong tế bào và co mạch, dẫn đến tăng huyết áp.

Người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể

Cà pháo có tính hàn, không nên dùng đối với người thể hàn. Người bị suy nhược, mới khỏi ốm cũng nên hạn chế ăn dưa, cà muối.

Phụ nữ có thai

Dưa, cà muối chứa nitrit, khi kết hợp với các gốc amin trong cá, tôm, thịt... tạo thành Nitrosamin - chất gây ung thư. Phụ nữ có thai ăn quá nhiều đồ muối chua có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung và không tốt cho thai nhi. Các bà bầu không nên kiên nhẫn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại muối xổi, dưa và cà vẫn còn xanh.

Một số lưu ý khi ăn dưa, cà muối:

  • Không nên ăn quá nhiều và liên tục, đặc biệt không ăn khi đói. Một tuần một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g dưa muối.
  • Không ăn đồ muối khi còn hỏng, có vị lạ, khó chịu hoặc bị mốc.
  • Trước khi ăn, nên rửa qua nước sôi nhiều lần để giảm lượng muối và chua.
  • Khi muối dưa, cà, cần đảm bảo nguyên liệu và dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ. Không nên dùng thùng nhựa đã qua sử dụng vì có thể chứa hóa chất độc hại. Nên sử dụng bình thủy tinh hoặc gốm sứ để muối dưa.
  • Không nên ăn các loại dưa muối xổi ngay sau khi muối, nên để ít nhất từ 2-3 ngày.
  • Dưa hành muối có nồng độ muối cao, trước khi ăn nên rửa qua với nước đun sôi để nguội và vắt bớt nước để giảm axit và muối.
  • Nên tự muối dưa hơn là mua ngoài hàng. Muối dưa tự làm giúp bạn kiểm soát lượng muối và đảm bảo thực phẩm sạch, không chất phụ gia hay bảo quản.
  • Dưa muối ăn thừa không nên cho lại vào lọ, nên dùng dụng cụ sạch để gắp dưa, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Với cà muối, không nên ăn khi còn xanh vì có chứa chất độc solanin, có thể gây ngộ độc.

Hãy chú ý và tuân thủ những lưu ý trên để đảm bảo sức khỏe của bạn khi tiêu thụ dưa muối.

1