Vòng tránh thai là công cụ giúp chị em ngừa thai và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có thể đặt vòng tránh thai khi bị viêm lộ tuyến. Hãy cùng tìm hiểu liệu bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không trong nội dung dưới đây.
1. Vòng tránh thai có ưu nhược điểm gì?
Vòng tránh thai được đặt vào cổ tử cung để ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung. Phương pháp này có hiệu quả kéo dài trong nhiều năm. Hiện nay có 2 loại vòng tránh thai phổ biến là vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai chứa nội tiết progestin (vòng Mirena).
Thông thường, thời gian thích hợp để đặt vòng là ngay sau khi chị em hết kinh nguyệt, ngay sau khi nạo hút thai hoặc ít nhất 6 tuần sau sinh nở.
1.1. Ưu điểm của vòng tránh thai
- Hiệu quả tránh thai cao, có thể lên tới 99% và thời gian tác dụng từ 5-10 năm tùy từng loại vòng.
- Đặt vòng tránh thai đơn giản, nhanh chóng, và có chi phí hợp lý.
- Sau khi đặt vòng, không ảnh hưởng đến chuyện quan hệ tình dục hay khoái cảm của chị em.
1.2. Nhược điểm của vòng tránh thai
- Tuy có thể giúp tránh thai, nhưng khi đặt vòng có thể gây viêm lòng tử cung, làm giảm sức đề kháng của cơ quan sinh dục, dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, và tăng tiết khí hư.
- Chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt do lượng máu tiết ra nhiều hơn.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp như nhức đầu, buồn nôn, đau tức ngực, nổi mụn trứng cá...
2. Bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không?
Vòng tránh thai là cách giúp chị em ngừa thai hiệu quả, bằng cách đưa vòng tránh thai vào trong buồng tử cung để ngăn ngừa trứng làm tổ trong tử cung. Hiệu quả tránh thai có thể đạt tới 95% và có tác dụng từ 3 - 4 năm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật.
Tuy nhiên, dù cách này giúp tránh thai tiện lợi, chi phí thấp và mang lại hiệu quả lâu dài, nhưng đặt vòng cũng có thể mang lại một số phản ứng phụ như: gây chảy máu âm đạo, tổn thương cổ tử cung do vòng cọ sát vào niêm mạc tử cung, đau bụng dưới, đau lưng, khí hư ra nhiều bất thường… và đây sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại, nấm, trùng… tấn công, gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Với chị em đang mắc viêm lộ tuyến, nếu đặt vòng tránh thai có thể khiến viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tử cung, viêm nội mạc tử cung…, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
Do đó, nếu chị em muốn tránh thai bằng cách đặt vòng, hãy tham khảo các cách phòng tránh thai khác, điều trị hết hẳn viêm lộ tuyến rồi hãy đặt vòng. Theo các chuyên gia, với chị em đang bị viêm lộ tuyến tử cung không nên đặt vòng tránh thai, phương pháp này chỉ được thực hiện khi chị em khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh lý hoặc các vấn đề về phụ khoa.
Chị em viêm lộ tuyến nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và có thể chọn dùng thêm viên uống có chứa các kháng sinh thực vật như Trinh nữ hoàng cung, khổ sâm, hoàng bá, diếp cá, dây ký ninh, Immune Gamma được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi. Viên uống sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà vẫn giữ nguyên vi khuẩn có lợi, giúp môi trường âm đạo ổn định đồng thời sức đề kháng cơ thể cũng như vùng kín có thể tăng lên giúp ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Các tổn thương do viêm lộ tuyến cũng sẽ chóng lành, bề mặt tế bào nhẵn mịn nếu chị em có phải điều trị diệt tuyến và không lo viêm nhiễm tái phát. Kết hợp viên uống này và điều trị của bác sĩ sẽ giúp thời gian điều trị rút ngắn lại, tổn thương chóng lành để chị em có thể yên tâm tránh thai bằng vòng tránh thai.
Xem thêm: BS. Trần Văn Hùng, Chuyên khoa II, sản phụ khoa- giảng viên đại học Y HN, Bs phòng khám Yecxanh tư vấn cách đẩy lùi bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.
3. Lưu ý để đặt vòng tránh thai an toàn
Để vòng tránh thai phát huy hết công dụng và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, chị em cần lưu ý:
- Nên đặt vòng tránh thai ở cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa, uy tín. Tại những nơi này thường có các bác sĩ giỏi cũng như nhiều kinh nghiệm cũng như có trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo cho việc đặt vòng diễn ra hiệu quả và an toàn hơn.
- Trước khi đặt vòng, chị em cần được bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu sức khỏe vùng kín không có vấn đề gì, không viêm nhiễm, thì mới đủ điều kiện đặt vòng.
- Chị em nên hạn chế quan hệ tình dục trong khoảng 15-30 ngày đầu sau khi đặt vòng. Việc này giúp tránh gặp phải tình trạng viêm nhiễm không đáng có. Ngoài ra, quan hệ tình dục có thể khiến niêm mạc tử cung chịu tổn thương nhiều hơn.
- Sau khi đã đặt vòng tránh thai, nếu chị em thấy có những dấu hiệu khác thường của cơ thể, nên đi khám bác sĩ ngay để tránh gặp biến chứng.
- Chị em nên thay vòng tránh thai mới sau 5 năm để đảm bảo hiệu quả và an toàn với cơ quan sinh sản.
Bài viết liên quan: Viêm lộ tuyến cổ tử cung có quan hệ được không?